Monday, July 28, 2008

HS TS: THƯ NGỎ GỬI HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HIỆP QUỐC

* Đã được gửi trực tiếp đến ông Tổng Thư ký Ban Ki-moon và đại diện thường trực tại LHQ các nước : Bỉ ( Johan Verbeke ), Trung Quốc ( Wang Guangya ), Burkina Faso ( Michel Kàfando ), Costarica ( Jorge Urbina ), Croatia ( Mirjana Mladineo ), Pháp ( Jean Maurice Ripert ), Indonesia ( Marty M. Natalegawa ), Italia ( Marcello Spatafora ), Libi ( Giadalia A Ettalhi), Panama ( Ricardo Alberto Arias ), Nga ( Vitaly Churkin ), Nam Phi ( Dumisani S Kumalo ), Anh ( John Sawers ), Hoa Kỳ ( Zalmay Khalilzad), Việt Nam ( Le Lương Minh ).


Ngày 20 tháng 7 năm 2008


Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

c/o Tổng Thư Ký Ban Ki-moon


United Nations Headquarters

First Avenue at 46th Street

New York, NY 10017 - USA

Kính thưa quý vị

Lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam đã không ngừng bị Trung Quốc lấn chiếm một cách ngang ngược, bất chấp đạo lý nhân bản và luật pháp quốc tế. Tình trạng đó đang ngày càng tồi tệ, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đây là nỗi day dứt và vô cùng phẫn uất của toàn dân Việt Nam. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây đã gửi bức thư ngỏ ( đính kèm ) tới Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam từ ngày 23 tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam đã tỏ ra không nghiêm túc xét định những kiến nghị quan trọng đã nêu và tỏ ra bất lực trước nghĩa vụ bảo toàn lảnh thổ quốc gia.

Chúng tôi xin kính chuyển bản kiến nghi này lên Hôi đông Bảo an Liên hiệp quốc để mong được Hội đồng cứu xét tại một phiên họp đặc biệt để có nghị quyết tương thich về vấn đề nghiêm trọng này

Trân trọng cảm ơn



Những người đã ký tên kiến nghị

1. Trần Đức Quế - cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại quận Thanh Xuân – Hà nội.

2. Nguyễn Gia Năng – cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại Giáp bát – Hà nội.

3. Nguyễn Ngọc Nam – cựu giảng viên Đại học nông nghiệpI. Nhà D2 Thanh xuân – Hà nội.

4. Phạm Văn Hiện – đại tá, cựu chánh văn phòng bộ phận B68, 90 Hoàng Đạo Thành – Hà nội.

5. Vũ Thuần – 83 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập.

6. Nguyễn Đức Thiệp – cựu chiến binh, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà nội.

7. Nguyễn Minh Phục – cựu chiến binh, quận Hoàng Mai, Hà nội.

8. Trần Bá – cựu chiến binh. Cư trú tại 53 Cầu gỗ - Hà nội.

9. Lê Hữu Hà – lão thành cách mạng. quận Hoàn Kiễm HN

10. Nguyễn Văn Bé – cán bộ tiền khởi nghĩa, cựu ủy viên thường trực ban liên lạc 23-10, huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

11. Nguyễn Văn Tuyến – đại tá quân đội, 60 năm tuổi đảng cộng sản, 83 tuổi đời. Cư trú tại phòng 106 – C19 – Thanh Xuân bắc – Hà nội.

12- Vũ Cao Quận : Số 7 ngõ 246B Đà Nẵng Hải Phòng

13 - Nguyễn Danh Chiêm : Lão thành CCB,50 tuổi đảng, số 8G Trần Quang Khải. Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng Hải Phòng.

14 - Vũ Đức Tĩnh - Trung tá CCB , 40 tuổi đảng, Số 82 Trần Phú Hải Phòng .

15- Phạm Trung Kiên - Số 18/21 Kỳ Đồng . Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng, HP

16- Nguyễn Mạnh Sơn - 268 Lý Thường Kiệt Hải Phòng .

17- Nguyễn Hữu Tiến - Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.

18 - Nhâm Thế Vinh - Số 7 ngõ 81 Ngô Gia Tự Hải Phòng .

19 - Nguyễn Xuân Nghĩa : Nhà văn, Số 826 Trường Chinh Hải Phòng.

20 – Nguyễn Cầm .- Cựu phó hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi, HN

21 – Nguyễn Đăng – cựu thiếu tá công an, 112 Chùa Bộc , Đống Đa, HN

22 – Cao Bát Chữ - ( em Cao văn Viên ) CCB – Đống Đa, HN

23 – Trần Lâm – Luật sư, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Hải Phòng

24 - Bùi Ngọc Tấn : Nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 10 Điện Biên Phủ, Hài Phòng
25 - Phạm Thanh Nghiên - Số 17 Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.

26 – Trần Đức Thạch – Quỳnh Lưu, Nghệ An, hội viên Hội Nhà văn Nghệ An

27 – Phạm Quế Dương – Đại tá quân đội, 37 Lý Nam Đế HN
28 – Nguyễn Thượng Long – Nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông

29 - – Nguyễn Phương Anh – kỹ sư, giám dốc công ty TNHH Mùa Thu , Hà Nội

30 – Trần Nhơn - Cựu thứ trưởng Bộ Thủy lợi , đường Chùa Bộc, Đống Đa HN

31 - Nguyễn Thanh Giang – 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay. Trung Văn, Từ Liêm HN

32 - Huỳnh Nhật Hải : Nguyên phó Chủ tịch Thành phố Đà Lạt

33 - Huỳnh Nhật Tấn : Nguyên phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng.

34 - Mai Thái Lĩnh : Nhà giáo, nhà nghiên cứu, Đà Lạt.

35 - Tiêu Dao Bảo Cự : nhà văn. Đà Lạt

36 - Bùi Minh Quốc : nhà thơ. Đà Lạt

37 - Trần Minh Thảo : nhà giáo, hưu trí, Bảo Lộc, Lâm Đồng.

38 - Hà Sĩ Phu : TS Sinh học.Đà Lạt

39 – Trần Khải Thanh Thủy – Nhà văn, Nhà báo, Gia Lâm Hà Nội

40 – Trần Anh Kim – nguyên Bí thư đảng ủy quân sự ban quân sự Thái Bình

41 – Nguyễn văn Túc – Cựu tinh nguyện quân chiến đấu ở Campuchia, Đông La, Đông Hưng,

42 – Vũ văn Tài – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình

43 – Đỗ văn Huyên – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình

44 – Phạm Anh Tuấn, nhà giáo, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình ,

45 – Vũ Thái Sa – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình

46 – Vũ văn Đại – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng TB

47 – Phan văn Toàn – nông dân, xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, TB

48 - Nguyễn Vũ Bình – cựu biên tập viên Tap chí Công sản của ĐCSVN

49 – Phạm Hồng Sơn – thạc sỹ, bác sỹ, ngõ 72b Thụy Khuê

50 – Phạm Mỹ Phố - Vũ Đoài, Vũ Thư, Thái Bình

51 – Vi Đức Hồi – nguyên Hiệu trưởng trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn

52 – Vũ Hùng - giáo viên trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây

53 - Nguyễn văn Miến – Đại tá, số nhà 30, dường Nguyễn Cao, quận Hai Bà, Hà Nội

54 – Đỗ Việt Sơn – cán bộ Tiền khởi nghĩa, 60 năm tuổi Đảng, 4/21 đường 158, quận Hai Bà,

55 – Lê Hữu Điệp – CCB, phường Phúc Tân , quận Hoàn Kiếm, HN

56 – Nguyễn Trọng Lâm - CCB, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, HN

57 – Lê Anh Sơn – CCB, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà, HN

58 - Lý Anh Kim , CCB, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, HN

59 – Vũ như Ý – nguyên chuyên viên cao câp, Bộ Giao thông Vận tải, phường Vĩnh Tuy, HN

60 - Phạm văn Phiếu – ngõ 28, phố Hương Viên, quận Hai Bà, HN

61 – Nguyễn văn Đạo – cán bộ UBND Hà Nội nghỉ hưu, số nhà 31, Hàng Buồm, HN

62- Nguyễn Thế Đàm – cán bộ tiền khởi nghĩa, 6A, ngõ 559, Lạc Long Quân, HN

63 - Nguyễn Bá Đăng – CCB, Đội 5, thôn Man Đê, xã Nam Trung, Hảo Dương

64 – Nguyễn Trung Lĩnh , nhà 505A2, ngõ 29, Lạc Trung, quận Hai Bà HN

65 – Hoàng Hữu Cam, nông dân, Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình

66 – Bùi Thiệp, CCB, Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình

67- Phạm Đình Trọng, nhà văn quân đội, Thành phố Hồ Chí Minh

68 – Phạm văn Lợi – đại tấ quân đội, 24 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà

69 – Nguyễn văn Tính – tức Hoàng Hải Minh, cộng tác viên tập san Tổ Quốc, Hải Phòng

70 – Phạm Hồng Đức, biên tập viên tập san Tổ Quốc, Nghệ An

71 – Trần Dũng Tiến, CCB tiền khởi nghĩa, số nhà 12, ngõ 95, phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân

72 - Nguyễn Đình Thế - thiếu tường, CCB bộ độ Biên phòng, quận Hoàn Kiếm, HN

73 – Du Lam Tân Vĩnh Phát, CCB, nhà báo tự do, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

74 – Phan Thanh Hải, blogger Anhbasg, luật gia, CLB Nhà Báo Tự Do

75 - Vũ Thư Hiên, nhà văn, 10 Beauharnais 75011 Paris, Cộng hoà Pháp.

76 - Vũ Thanh Phương -Thành viên 8406,, Số 182 ấp Bình Xuân 1- xã Xuân Phú - Xuân Lộc -Đồng Nai

77 - Vũ Thiên Nga: Uốn Tóc, Số 182 ấp Bình Xuân 1- xã Xuân Phú - huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai

78 - Lư Thị Thu Duyên: Thành viên 8406, Số 77/13b Trần Bình Trọng - phường 1 - Gò Vấp - TPSài Gòn

79 - Lư thị Thu Trang: Dân Oan Số 77/13b Trần Bình Trọng - phường 1 - quận Gò Vấp - TPSài Gòn

80 – Trần thị Lệ - Thân mẫu luật sư Lê thị Công Nhân

81 – Vũ Minh Khánh – Vợ luật sư Nguyễn văn Đài

82 – Bùi Tín - Ủy viên Hội đồng Cố vấn tập san Tổ Quốc

83 – Nguyễn Hộ - Ủy viên Hội đồng Cố vấn tập san Tổ Quốc

84 – Nguyễn Gia Kiểng - Ủy viên Hội đồng Cỗ vấn tập san Tổ Quốc

85 – Trương Nhân Tuấn – Tổng biên tập TSTQ

86 – Nguyễn văn Hiệp – Biên tập viên TSTQ

87 – Việt Hoàng – Biên tập viên TSTQ

88 – Huỳnh Tâm – Biên tập viên TSTQ

89 – Phạm Việt Vinh – Biên tập viên TSTQ

90 – Nguyễn Gia Dương – Biên tập viên TSTQ

91 - Trương Văn Kim: làm Nông, Số 821 đường Hùng Vương - huyện Duy Linh – tinh Lâm Đồng

92 - Ôn Thị Mùi : Dân oan, Số 821 đường Hùng Vương - huyện Duy Linh – tinh Lâm Đồng

93 - Trương Thị Bé: Dân oan, Đường Hoàng Diệu - huyện Duy Linh - tỉnh Lâm Đồng

94 - Dương Âu: Cựu Công An, Tổ 2 – Thôn Định An - huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng

95 - Phan Văn Quang : CT Du Lịch, phường 4 – TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng

96 - Hồ Thị Khánh Hòa : Dân oan, 7/ 8/1 đường Hoàng Diệu – phưòng 5 – TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng

97 – Đồng Đại Lộc – Sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Thương mại Hà Tây

98 - Trịnh Phú Ánh: Cựu Đảng Viên CSVN, 9/ 8/1 đường Hoàng Diệu – phưòng 5 – TP Đà Lạt

99 – Nguyễn văn Tống – CCB , Ba La, Hà Đông, Hà Tây

100 - Trịnh thị Hồ Nam: Dân oan, 8/1 đường Hoàng Diệu – phưòng 5 – TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng

101 - Phạm Thị Ứng: Giáo viên, Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận

102 - Huỳnh Kim Lương: Cựu cán bộ Thông Tin Văn Hoá TP Long xuyên, Tp Long Xuyên,An Giang

103 - Thi Kim Hương: Dân oan, TP Long Xuyên - tỉnh An Giang

104 - Trần Thị Nga: Làm Nông, 20/1 Thoại Ngọc Hầu - phường Mỹ Long – TP Long Xuyên - tỉnh An Giang

105 - Trần Thị Vinh: Làm Nông, 20/1 Thoại Ngọc Hầu - phường Mỹ Long – TP Long Xuyên - tỉnh An Giang

106 - Nguyễn Thị Bé Hai: Dân oan, Xã Tân Mỹ - huyện Thanh Bình - tỉnh Đồng Tháp

107 - Phạm Thị Quang: Dân oan, Khu phố Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang

108 - Hoắc Quí Hưng: Dân oan, 74/2 đường Huỳnh Khương An - quận Gò Vấp – TP Sài Gòn

109 - Lưư Thị Huệ: Dân oan, quận 9 – TP Sài Gòn

110 – Trần thị Thanh Hà , cán bộ Sở Nông nghiệp Hà Nội đã nghỉ hưu, trưởng nữ GS Hoàng Minh Chính

111 – Nguyễn Thành Long – sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại Hà Tây

112 – Phạm văn Quyết – SV trường CĐKTKTTM HT

113 – Trần Hữu Long – nt

114 – Từ văn Thiêm – nt

115 – Trần Ngọc Dũng – nt

116 – Nguyễn văn Lộc – nt

117 - Vũ Mạnh Hùng – cán bộ quản lý Khu Nội trú trường CĐKTKTTM Hà Tây

118 – Phùng văn Thái – Xuân Dương, Thanh Oai, Hà Tây

119 – Nguyễn Tá Oanh – 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội

120 – Nguyễn Đức Thục – Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Tây

121 – Hoàng Xuân Trường – ngõ 2, đường Nguyễn Kiệm, phường Bến Thủy, thành phố Vinh

122 – Nguyễn Hải – Thạc sỹ Kinh doanh, Toronto, Ontario, Canada


BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ

Kính gửi:

- Các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

- Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Các thành viên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Kính thưa các Cụ và các Quí vị,

Thế là đã hơn ba tháng kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2007 khi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Chính phủ của Trung Quốc) ký quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa, trong đó lại bao gồm cả hai quần đảo máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động ngang ngược này của Trung Quốc rõ ràng đã coi khinh tình hữu nghị mà Việt nam chúng ta đã nỗ lực khôi phục và vun đắp trở lại trong suốt hơn một thập kỷ qua. Sự kiện này đã làm cho nhiều người Việt Nam chúng ta khi biết tin hết sức bức xúc, phẫn nộ và đau xót. Không kể gái trai, già trẻ, địa vị, chính kiến đã có nhiều tiếng nói cá nhân, nhiều cuộc biểu tỏ tập thể công khai đã vang lên từ khắp nơi, trên mạng Internet, báo chí, trên đường phố, trong và ngoài nước, cùng tỏ rõ nỗi xót xa, đau thương, phẫn uất khi một phần da thịt của Tổ Quốc bị cướp mất. Các tiếng nói tuy có thâm trầm khác nhau, nhưng tất cả đều đã thể hiện sự phẫn nộ với sự bành trướng của nước láng giềng, sự đồng lòng quyết bảo vệ Non Sông, Tổ Quốc khi bị lâm nguy. Song, tất cả những tiếng nói đó mới chỉ thấy vang lên từ Nhân Dân đại chúng và một số đoàn thể nghề nghiệp, tổ chức có tính chất địa phương. Rất tiếc và rất khó hiểu, cho đến nay tất cả các vị lãnh đạo cao cấp và các cơ quan cao cấp nhất trong hệ thống lãnh đạo, quản lý đất nước từ Quốc hội, Chính phủ,…đều chưa bày tỏ thái độ một cách chính thức và rõ ràng đối với vấn đề Tổ Quốc đã bị Trung Quốc xâm lấn và tuyên bố thôn tính.

Ý đồ của Trung Quốc rắp tâm xâm lấn, thôn tính dần đảo, biển, tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam chúng ta là điều đã rõ ràng và có hệ thống. Năm 1956 Trung Quốc đưa quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Ngày 04/09/1958 Chính phủ Trung Quốc công bố quyết định nới rộng địa phận lãnh hải thêm 12 hải lý trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Từ ngày 17 đến 19/01/1974 hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, giết chết 58 binh sĩ Việt Nam. Tháng 04/1979 tàu hải quân Trung Quốc đánh đuổi tàu hải quân Việt Nam đang ở vùng biển Hoàng Sa. Tháng 10/1987 hải quân Trung Quốc tập trận lớn ở vùng đảo Trường Sa. Tháng 03/1988 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm giữ 06 điểm trên quần đảo Trường Sa, giết chết 74 binh sĩ Việt Nam. Năm 1989 hải quân Trung Quốc chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa. Ngày 25/02/1992 Trung Quốc công bố đạo luật về lãnh hải, xác định chủ quyền đối với toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 05/1992 Trung Quốc cho công ty Crestone thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, cạnh mỏ dầu Đại Hùng. Tháng 07/1992 hải quân Trung Quốc chiếm đóng thêm một số hòn đảo Trường Sa để hỗ trợ công ty Crestone. Năm 1993 một cuốn sách xuất bản tại Trung Quốc đã công bố chiến lược “ nhanh chóng…đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa ( tức Trường Sa của Việt Nam chúng ta)”. Năm 1994 Trung Quốc giành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long của Việt nam. Tháng 07/2006 Trung Quốc công bố “ bản đồ chuẩn” trên mạng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 04/2007 Trung Quốc cảnh báo Việt Nam hợp tác với hãng BP và Conoco Phillips xây dựng đường ống dẫn khí trên biển Vũng Tàu, sau đó BP tuyên bố ngừng dự án. Ngày 10/08/2007 báo Trung Quốc China Daily đưa tin Trung Quốc tổ chức du lịch tới Hoàng Sa. Từ 16-23/11/2007 hải quân Trung Quốc tập trận lớn tại Hoàng Sa.Và ngày 02/12/2007 Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 2000 trở lại đây, hàng trăm ngư dân Việt Nam chúng ta đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, cướp bóc và bắn chết trên hải phận xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nguy hiểm tính mạng vẫn đang rình rập ngư dân các vùng Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa do phía Trung Quốc gây ra không thể kể xiết.

Trong khi đó, phía đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối khi được báo giới và dư luận hỏi đến. Mọi cơ quan được thiết lập làm đại diện cho quyền lực, ý chí của toàn dân Việt Nam (như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc ) đến nay vẫn im lặng!

Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là “những cuộc tụ tập không được phép”. Đặc biệt cần nhấn mạnh những nhân viên an ninh Bộ Công an đã có những hành xử thô bạo, sách nhiễu cuộc sống của những người biểu tình ôn hòa xiển dương lòng yêu Tổ Quốc Việt nam là những hành vi trái pháp luật, làm tổn thương truyền thống đoàn kết quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Những hành động ngày càng ngạo mạn của chính quyền Trung Quốc gần đây đối với Việt nam liệu có phải là hậu quả từ sự phản ứng quá nhún nhường của phía Việt Nam chúng ta? Việc ngăn cản nhân dân phản đối kẻ xâm lược lại càng làm cho dã tâm thôn tính của chính quyền bành trướng ngoại bang thêm táo tợn? Bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào cũng đều đang đau đớn với những câu hỏi này!

Trong khi đó chỉ bằng hai cuộc biểu tình của giới trẻ Việt nam trước đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 09 và 16 tháng 12 năm 2007 đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc phải xuống thang bằng việc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 19/12/2007 phải đưa ra việc phủ nhận về ý định thành lập thành phố Tam Sa.

Chúng tôi hiểu rằng, trước ý đồ thôn tính có hệ thống của chính quyền bành trướng ngoại bang to lớn ngay bên cạnh, những người lãnh đạo yêu nước sẽ phải thận trọng trong việc ứng phó và có thể không tránh được những trăn trở, bối rối, lo lắng. Nhưng kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo tiền nhân đã cho thấy, dù quân xâm lược có hung bạo đến mấy, sức nước có non yếu đến bao nhiêu, những trăn trở, lo sợ của người lãnh đạo cũng sẽ được nhân dân che chở, giải tỏa nếu người lãnh đạo giãi bày, hòa lòng cùng dân chúng. Cách đây 724 năm, Hội nghị do vua Trần Nhân Tông triệu tập ở điện Diên Hồng để bàn bạc công khai với các bô lão dân gian đã giúp triều đình nhà Trần có được quyết sách cương quyết, khôn khéo để bảo vệ lãnh thổ trước sức mạnh vũ bão của vó ngựa giặc Nguyên-Mông. “ Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng” ( trích Hịch Tướng sĩ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Chỉ cần thấy lại tâm tư này của giới lãnh đạo nhà Trần với quân dân nước Việt lúc đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao đất nước nhỏ bé, cô đơn của Việt Nam chúng ta cách đây hơn 700 năm đã đánh bại ba cuộc xâm lược liên tiếp của một đế quốc to lớn đã từng tung hoành khắp Âu-Á. Lùi xa thêm 200 năm nữa, vào năm 1084 ngay sau cuộc chiến với quân Tống, trong một lá thư gửi cho vua nhà Tống để đòi lại đất, vua Lý Nhân Tông đã viết: “ Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.” Tấm lòng thương nước của một vị vua đến như thế thì cũng không khó hiểu sau đó nước đại Tống phương Bắc đã phải trả lại đất cho nước Đại Việt vẫn còn vô cùng nhỏ bé của chúng ta khi đó.

Chúng tôi hiểu rằng, là người Việt Nam yêu nước và đặc biệt đang giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, sẽ không thể thờ ơ và yên lòng khi ngoại bang có hành vi ngang ngược thôn tính giang sơn gấm vóc do tổ tiên để lại. Nhưng lòng yêu Tổ Quốc và thái độ trước quân xâm lược của những người lãnh đạo một đất nước đã có truyền thống quật cường không nên và không thể biểu tỏ bằng sự im lặng quá lâu. Đây là một sự im lặng vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khích động thêm lòng ham muốn của chính quyền bành trướng ngoại bang và gây bất mãn, phẫn nộ to lớn trong dân chúng.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho thấy sẽ không có một lực lượng đơn lẻ, một chính quyền tách rời dân chúng nào có thể một mình chống trả được ý đồ thôn tính từ phương Bắc.

Lịch sử dân tộc cũng cho thấy không một nhà lãnh đạo đất nước, một chính quyền nào có thể chối bỏ được trách nhiệm to lớn nhưng đầy vinh dự trong việc nâng niu, kêu gọi lòng yêu nước, tập hợp sức mạnh trí tuệ, vật chất từ quần chúng trước hành vi xâm lăng của ngoại bang.

Công cuộc gìn giữ và bảo vệ non sông Tổ Quốc Việt Nam qua mấy ngàn năm luôn là một công việc trường kỳ, gian khó và phức tạp, nhưng để có giang sơn gấm vóc cho chúng ta như ngày hôm nay, các bậc tiền nhân lãnh đạo yêu nước đã luôn có chung một tấm lòng quảng đại gạt mọi sự khác biệt, hiềm khích riêng tư để cùng đồng lòng trên dưới như một, hòa lòng cùng với toàn dân để tạo thành khối sức mạnh to lớn đặng đưa Tổ Quốc vượt qua mọi thời khắc lâm nguy.

Thưa các Cụ, các Quí vị,

Việc nước không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng chờ đợi người khác làm trước thì có lẽ đất nước đã không còn đến ngày hôm nay. Vô cùng xúc động và hưởng ứng những cá nhân, đoàn thể khác đã lên tiếng, góp ý về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, chúng tôi, những người ký tên dưới đây xin kêu gọi các Cụ, các Quí vị hãy đồng lòng với chúng tôi để góp thêm tiếng nói cho công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên để lại, bằng những kiến nghị khẩn thiết sau đây:

1. Yêu cầu Quốc hội – cơ quan đại diện lớn nhất của dân, Mặt trận Tổ quốc Việt nam – tổ chức chính trị tập hợp ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, Chính phủ - cơ quan điều hành quản lý đất nước, phải có ngay một tuyên bố rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và thái độ kiên quyết phản đối sự xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Tuyên bố này cần thiết để minh xác ý chí thống nhất giữa nhân dân và Nhà nước Việt Nam cùng đồng lòng trong việc bảo vệ đất nước, và xóa tan mọi âm mưu chia rẽ có thể của các thế lực bành trướng ngoại bang.

2. Yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tập hợp, nghiên cứu các cứ liệu, giải pháp đề xuất của mọi người dân trong và ngoài nước về vấn đề đấu tranh, bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của Trung Quốc, để sớm có sách lược cụ thể công khai cho toàn dân tỏ rõ. ( đề nghị tham khảo tập sách “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành 02/2008)

3. Kêu gọi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt nam với vai trò nắm quyền lãnh đạo đất nước hiện nay cần phải hết sức lắng nghe, trân trọng, đoàn kết với mọi cá nhân, lực lượng yêu nước của dân tộc trong việc bảo vệ và chấn hưng đất nước.

4. Yêu cầu ông Bộ trưởng bộ Công an chỉ đạo dừng mọi hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với những người dân muốn thể hiện lòng yêu nước trong trật tự, ôn hòa tại nơi công cộng.

5. Kêu gọi mọi người dân Việt Nam không kể trai gái, già trẻ, địa vị, chính kiến, cư trú trong hay ngoài nước hãy cùng đoàn kết một lòng để đóng góp trong sự nghiệp giữ gìn, đòi lại lãnh thổ và chấn hưng đất nước.

Xin kính gửi lời chào trân trọng tới các Cụ, các Quí vị và xin chân thành cảm ơn sự hưởng ứng, trợ giúp, đóng góp của các Cụ, các Quí vị trong thời gian tới.

Hà nội, ngày 23 tháng 04 năm 2008

*************

Open Letter To The United Nations Security Council

July 20th, 2008

The United Nations Security Council

c/o Secretary General Ban Ki-moon

United Nations Headquarters

First Avenue at 46th Street

New York, NY 10017-USA



To whom this might concern.

Viet Nam’s land and sea territory have been ceaselessly invaded by China, disregard for international laws and humanitarian principles. The aggression by the Chinese government becomes worst in recent years. This is the pain and indignation of the Vietnamese people as a whole. We, the undersigned, have sent this open letter to the National Assembly of the Socialist Republic of Viet Nam on April 23, 2008. However, the government of Viet Nam was not serious in the consideration of these important recommendations, and seemed helpless in its responsibly of defending national integrity.

We wish to submit this open letter to the United Nations Security Council in request the Security Council to consider this open letter in a special meeting in order to establish an appropriate resolution on this serious matter.

Sincerely,

The Undersigned:

1. Trần Đức Quế - Former transportation specialist, currently reside in Thanh Xuan District – Ha Noi.

2. Nguyễn Gia Năng – Former transportation specialist. Currently residing in Giap Bat – Ha Noi.

3. Nguyễn Ngọc Nam – Former Lecturer of the University of Agriculture I. Residing in D2 Thanh Xuan – Ha Noi.

4. Phạm Văn Hiện – Colonel, former Chief of Staff of Division B68, 90 Hoang Dao Thanh – Ha Noi

5. Vũ Thuần – 83 years old, 58 years of membership in the Communist Party, Medal of Independence.

6. Nguyễn Đức Thiệp – Veteran, Vinh Hung Ward, Hoang Mai District, Ha Noi.

7. Nguyễn Minh Phục – Veteran, Hoang Mai District, Ha Noi.

8. Trần Bá – Veteran, residing in 53 Cau Go – Ha Noi. cựu chiến binh.

9. Lê Hữu Hà – senior revolutionist, Hoan Kiem District, Ha Noi.

10. Nguyễn Văn Bé – senior communist cadre, former Commisioner of the Standing Committee 23-10, medal of National Unity.

11. Nguyễn Văn Tuyến – Colonel, 60 years membership in the Communist Party, 83 years old. Residing in 106-c19-Thanh Xuan Bac – Ha Noi.

12- Vũ Cao Quận : #7, neighbor 246B Da Nang, Hai Phong

13 - Nguyễn Danh Chiêm : senior cadre, 50 years membership in Communist Party, #7, 8G Tran Quang Khai, Quang Trung Ward, Hong Bang District, Hai Phong.

14 - Vũ Đức Tĩnh – Major, 40 years membership in the Communist Party, residing in 82 Tran Phu, Hai Phong.

15- Phạm Trung Kiên – 18/21 Ky Dong. Quang Trung Ward, Hong Bang District, Hai Phong.

16- Nguyễn Mạnh Sơn – 268 Ly Thuong Kiet, Hai Phong.

17- Nguyễn Hữu Tiến – Phuong Luu II, Dong Hai Ward, Hai Phong.

18 - Nhâm Thế Vinh – Number 7, neighbor 81, Ngo Gia Tu Street, Hai Phong.

19 - Nguyễn Xuân Nghĩa : Writer, 826 Truong Chinh, Hai Phong.

20 – Nguyễn Cầm .- Former Assistant Principal of Water Resources University, Ha Noi.

21 – Nguyễn Đăng – Former Major, Police Force, 112 Chua Boc, Dong Da, Ha Noi.

22 – Cao Bát Chữ - ( brother of Cao Van Vien) Dong Da, Ha Noi.

23 – Trần Lâm – Attorney, former Judge of People Supreme Court, Hai Phong.

24 - Bùi Ngọc Tấn : Writer, member of Viet Nam Writer Association, 10 Dien Bien Phu, Hai Phong.

25 - Phạm Thanh Nghiên - 17 Phuong Luu II street, Dong Hai Ward, Hai Phong.

26 – Trần Đức Thạch – Quynh Luu, Nghe An, member of Nghe An Writer Association.

27 – Phạm Quế Dương – Colonel, Army, 37 Ly Nam De, Ha Noi.

28 – Nguyễn Thượng Long – Teacher, Van La, Van Khe, Ha Dong.

29 - – Nguyễn Phương Anh – Engineer, CEO of Mua Thu Limited, Ha Noi.

30 – Trần Nhơn –Former Undersecretary of the Water Resources Ministry, Chua Boc Street, Dong Da, Ha Noi.

31 - Nguyễn Thanh Giang – 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay. Trung Văn, Từ Liêm HN

32 - Huỳnh Nhật Hải : Former President of Da Lat City.

33 - Huỳnh Nhật Tấn : Former Director of Communist Party’s University in Lam Dong Province.

34 - Mai Thái Lĩnh : teacher, researcher, Da Lat.

35 - Tiêu Dao Bảo Cự : Writer, Da Lat.

36 - Bùi Minh Quốc : Poet, Da Lat.

37 - Trần Minh Thảo : Retired teacher, Bao Loc, Lam Dong

38 - Hà Sĩ Phu : Ph.D in Biology, Da Lat.

39 – Trần Khải Thanh Thủy – Writer, Journalist, Gia Lam, Ha Noi

40 – Trần Anh Kim – Former Secretary of the Political Military Committee in Thai Binh.

41 – Nguyễn văn Túc – Volunteered veteran for Cambodia, Dong La, Dong Hung.

42 – Vũ văn Tài – Farmer, Dong Hung, Thai Binh.

43– Đỗ văn Huyên – Farmer, Dong Hung, Thai Binh.

44 – Phạm Anh Tuấn – Teacher, Dong Xuan, Dong Hung, Thai Binh.

45 – Vũ Thái Sa – Veteran, Dong Xuan, Dong Hung, Thai Binh.

46 – Vũ văn Đại – Veteran, Dong Xuan, Dong Hung, Thai Binh

47 – Phan văn Toàn – Farmer, Hoa Binh Village, Kien Xuong, Thai Binh.

48 - Nguyễn Vũ Bình – Former writer for Communist Magazine of the Vietnamese Communist Party.

49 – Phạm Hồng Sơn – Doctor, Master degree, 72b Thuy Khue.

50 – Phạm Mỹ Phố - Vu Doai, Vu Thu, Thai Binh.

51 – Vi Đức Hồi – Former Principal of Communist Party’s Unversity in Huu Lung, Lang Son.

52 – Vũ Hùng - Teacher, Bich Hoa Secondary School, Ha Tay

53 - Nguyễn văn Miến – Colonel, 30 Nguyen Cao Street, Hai Ba District, Ha Noi.

54 – Đỗ Việt Sơn –Senior cadre, 60 years membership in Communist Party, 4/21 158 Street, Hai Ba District

55 – Lê Hữu Điệp – CCB, Phuc Tan Ward, Hoan Kiem, Ha Noi.

56 – Nguyễn Trọng Lâm - CCB, Tran Hung Dao Ward, Hoan Kiem District, Ha Noi.

57 – Lê Anh Sơn – CCB, Nguyen Du Ward, Hai Ba District, Ha Noi.

58 - Lý Anh Kim , CCB, Phuc Xa, Ba Dinh, Ha Noi.

59 – Vũ như Ý –Senior Specialist of the Ministry of Transportation, Vinh Tuy Ward, Ha Noi.

60 - Phạm văn Phiếu – Neighbor 28, Huong Vien, Hai Ba District, Ha Noi.

61 – Nguyễn văn Đạo – Official of the Ha Noi People Committee, retired, 31, Hang Buom, Ha Noi

62- Nguyễn Thế Đàm – Senior cadre, 6A, Neighbor 559, Lac Long Quan, Ha Noi.

63 - Nguyễn Bá Đăng – CCB, Team 5, Man De, Nam Trung, Hao Duong.

64 – Nguyễn Trung Lĩnh -505A2, neighbor 29, Lac Trung, Hai Ba District.

65 – Hoàng Hữu Cam – Farmer, Thuy Duyen, Thai Thuy, Thai Binh.

66 – Bùi Thiệp, CCB, Thai Giang, Thai Thuy, Thai Binh

67- Phạm Đình Trọng, Military Writer, Ho Chi Minh City.

68 – Phạm văn Lợi –Colonel, Army, 24 Tang Bat Ho, Hai Ba District.

69 – Nguyễn văn Tính – aka Hoàng Hải Minh, Contributor of To Quoc Magazine, Hai Phong.

70 – Phạm Hồng Đức, Editor – To Quoc Magazine, Nghe An.
71 – Trần Dũng Tiến, Senior cadre, house # 12, neighbor 95, Cu Loc, Thanh Xuan District.

72 - Nguyễn Đình Thế - Major General, Army, Hoan Kiem District, Ha Noi.

73 – Du Lam Tân Vĩnh Phát – Free lance journalist, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

74 – Phan Thanh Hải, blogger Anhbasg, jurist, Free Journalist Association.

75 - Vũ Thư Hiên, Writer, 10 Beauharnais 75011 Paris, France.

76 -/ Vũ Thanh Phương -Member of Bloc 8406, #182 Binh Xuan 1 Village, Xuan Phu, Xuan Loc – Dong Nai.

77 - Vũ Thiên Nga: Hair stylist, # 182 Binh Xuan 1Village, Xuan Phu, Xuan Loc, Dong Nai Province.

78 - Lư Thị Thu Duyên: Member of Bloc 8406, # 77/13b Tran Binh Trong Street, Ward 1 – Go Vap- Sai Gon City.

79 - Lư thị Thu Trang: Aggrieved Citizen, # 77/13b Tran Binh Trong – Ward 1 – Go Vap – Sai Gon City.

80 – Trần thị Lệ - Mother of Attorney Le Thi Cong Nhan.

81 – Vũ Minh Khánh – Wife of Attorney Nguyen Van Dai.

82 – Bùi Tín – Commissioner of the Advisory Council of To Quoc Magazine.

83 – Nguyễn Hộ - Commissioner of the Advisory Council of To Quoc Magazine

84 – Nguyễn Gia Kiểng - Commissioner of the Advisory Council of To Quoc Magazine

85 – Trương Nhân Tuấn – Chief editor of To Quoc Magazine

86 – Nguyễn văn Hiệp – editor of To Quoc Magazine

87 – Việt Hoàng – editor of To Quoc Magazine

88 – Huỳnh Tâm – editor of To Quoc Magazine

89 – Phạm Việt Vinh – editor of To Quoc Magazine

90 – Nguyễn Gia Dương - editor of To Quoc Magazine

91 - Trương Văn Kim – Farmer, #821 Hung Vuong Street – Duy Linh- Lam Dong.

92 - Ôn Thị Mùi : Aggrieved Citizen, #821 Hung Vuong Street, Duy Linh, Lam Dong.

93 - Trương Thị Bé: Aggrieved Citizen, Hoang Dieu – Duy Linh – Lam Dong.

94 -/ Dương Âu: Former Police Officer, Team 2- Dinh An, Duc Trong – Lam Dong.

95 -/ Phan Văn Quang : Travel Agency, Ward 4 – Da Lat City – Lam Dong.

96/- Hồ Thị Khánh Hòa : Aggrieved Citizen, 7/8/1 Hoang Dieu Street, Ward 5, Da Lat City, Lam Dong Province.

97 – Đồng Đại Lộc – College student of Economic – Trade Technology Univesity, Ha Tay.

98 -/ Trịnh Phú Ánh: Former member of the Vietnamese Communist Party, 9/8/1 Hoang Dieu Street, Ward 5, Da Lat City.

99 – Nguyễn văn Tống – Ba La, Ha Dong, Ha Tay.

100 -/ Trịnh thị Hồ Nam: Aggrieved Citizen, 8/1 Hoang Dieu Street, Ward 5, Da Lat City, Lam Dong Province.

101 -/ Phạm Thị Ứng: Teacher, Phan Ri Cua, Tuy Phong, Binh Thuan.

102 - Huỳnh Kim Lương: Former Cultural and Communication Official of Long Xuyen City.

103 - Thi Kim Hương: Aggrieved Citizens, Long Xuyen City, An Giang Province.

104 - Trần Thị Nga: Farmer, 20/1 Thoai Ngoc Hau – Phuong My Long – Long Xuyen City – An Giang Province.

105 - Trần Thị Vinh: Farmer, 20/1 Thoai Ngoc Hau – Phuong My Long – Long Xuyen City – An Giang Province.

106 -/ Nguyễn Thị Bé Hai: Aggrieved Citizen, Tan My Village, Thanh Binh, Dong Thap Province.

107 - Phạm Thị Quang: Aggrieved Citizen, Hoa Hung, Cai Be, Tien Giang Province.

108 -/ Hoắc Quí Hưng: Aggrieved Citizen, 74/2 Huynh Khuong An- Go Vap – Sai Gon City.

109 -/ Lưư Thị Huệ: Aggrieved Citizen, District 9, Sai Gon City.

110 – Trần thị Thanh Hà , Official of the Ha Noi Agriculture Agency, retired, oldest daughter of Prof. Hoang Minh Chinh.

111 – Nguyễn Thành Long – College student of Ha Tay University of Economic Trade Technology.

112 – Phạm văn Quyết – College student of Ha Tay University of Economic Trade Technology

113 – Trần Hữu Long – nt

114 – Từ văn Thiêm – nt

115 – Trần Ngọc Dũng – nt

116 – Nguyễn văn Lộc – nt

117 - Vũ Mạnh Hùng – Residence Manager of College student of Ha Tay University of Economic Trade Technology.

118 – Phùng văn Thái – Xuan Duong, Thanh Oai, Ha Tay.

119 – Nguyễn Tá Oanh – 11 Ngo Thi Nham Street, Ha Noi.

120 – Nguyễn Đức Thục – Bich Hoa, Thanh Oai, Ha Tay.

121 – Hoàng Xuân Trường – neighbor 2, Nguyen Kiem Street, Ben Thuy, Vinh City.

122 – Nguyễn Hải – Master of Business, Toronto, Ontario, Canada

Open

Letter to the National Assembly

To:

- Members of National Assembly of the Socialist Republic of Viet Nam

- Members of the National Liberation Front

- Government Officials of the Socialist Republic of Viet Nam

It has been more than three months since December 2, 2007, when the National Institute of the People Republic China (government of China) signed the decree to establish Tam Sa Province that encompassed Spratly and Paracell, the beloved islands that belonged to Viet Nam. The action by the Chinese government has disrespected the friendship which Viet Nam has been trying to foster in the past decade. This action also caused much pain and anger in many Vietnamese citizens. Regardless of gender, age, social status, political view, many have spoken out; many public rallies have echoed its voices in many places. On the Internet, the media, on the streets, inland and oversea share a common pain when part of our flesh is robbed. Many voices may be expressed differently, but all conveyed anger toward the expansion of a neighboring country and the determination to defend the country in danger. However, these voices are from the public and local organizations. It is regretful and difficult to understand that until now the high ranking officials and agencies in the leadership of the National Assembly and Government have not express their attitudes officially and clearly on the issue of our country was invaded by China with a declaration of the invasion.

China’s intention to slowly invade islands, sea territory and resources in the continental floor of Viet Nam is clear and systematic. In 1956, Chinese military occupied the islands East of Hoang SA. On September 4, 1958, Chinese government declared to extend its sea territory 12 nautical miles that included Hoang Sa, Truong Sa which are belonged to Viet Nam. From the 17th to the 19th of January 1979, Chinese war ships engaged in battle against Vietnamese Naval ships that were stationed in Hoang Sa. In October 1987, Chinese Navy conducted massive war exercise in Hoang Sa’s area. In March 1988, Chinese Navy attacked and occupied 6 points on Hoang Sa, killing 74 Vietnamese soldiers. In 1989, Chinese Navy occupied several other islands near Truong Sa. On February 25th, 1992, China issued its sea territorial laws claiming its rights on Hoang Sa and Truong Sa. In May 1992, China allowed Crestone Company to explore for oil on Viet Nam’s continental floor, near Dai Hung Oil Well. In July 1992, Chinese Navy occupied several more islands near Truong Sa to provide support to Crestone Company. In 1993, a book printed in China declared strategy to “quickly …push foreign invaders out of Nam Sa (i.e. Hoang Sa of Viet Nam). In 1994, China claimed its rights on Viet Nam’s Thanh Long Oil Well. In July 2006, China released “standard map” on the Internet to claim its rights on Hoang Sa and Truong Sa. In April 2007, China warned Viet Nam about its collaboration with BP and Conoco Phillips to build fuel pipe in Vung Tau. Subsequently, BP declared to cease the project. In August 10th, 2007, China Daily News ran news that China organized tour to Hoang Sa. From the 16th to the 23rd of November 2007, Chinese Navy conducted war exercise in Hoang Sa. On December 2, 2007, Chinese government declared decree to establish Tam Sa Province that included Hoang Sa and Truong Sa. From 2000 until now, hundreds of Vietnamese fishermen were arrested, robbed and shot to death on the sea near Hoang Sa and Truong Sa. Countless dangers are caused by the Chinese government, and it is threatening the lives of the fishermen near Thanh Hoa, Quang Nam, Da Nang and Khanh Hoa.

Meanwhile,Viet Nam’s Foreign Ministry issued a statement of protest after being questioned by the press and the public opinion. Agencies that were established to represent the power and will of the Vietnamese people (National Assembly, Liberation Front) still remain in silence!

We recognized that the statement of protest released by the Spokesperson of Viet Nam’s Foreign Ministry in protesting China’s action of invading Hoang Sa and Truong Sa were not sufficient and have violated the patriotism of the Vietnamese people when it regarded the peaceful protests against China as “illegal assemblies”. It is important to stress on the brutal and harassment actions of the Vietnamese Police Force toward the participants of the protests when they publicly displayed their love or Viet Nam; these actions by the Vietnamese police force have caused damage to the heroic tradition of unity to fight against foreign invaders of the Vietnamese people.

The increasing arrogant actions of the Chinese government toward Viet Nam could be the result of the timid response from Viet Nam? The act of preventing the Vietnamese people from protesting against the invaders could promote the aggression of the foreign invaders? Any Vietnamese patriot would be in pain when facing these questions!

By only two protests of the Vietnamese youths in front of the Chinese Embassy and Consulate on the 9th and 16th of December 2007, have caused the Chinese government to step down by the government of Hai Nam (China) Province released a statement to refused the intention of establishing Tam Sa.

We recognize that facing the intention of systematic invasion of a giant neighbor, the leaders must be cautious in their response. Confusion and worries are unavoidable, but the experiences of our ancestors have shown that no matter how brutal and aggressive is the enemy, no matter how small and weak the nation is, the worries and fear of the leaders will be sheltered and shared by the people if the leaders come and present themselves to the people. 724 years ago, the convention summoned by King Tran Nhan Tong gathered in Dien Hong Palace to publicly discuss with the elders to assist the king to come up with strategies to defend the country against the mighty forces of the Nguyen-Mong invaders. “I, days without foods, nights without sleep, much pain in the heart, tears filled my eyes, I am filled with anger for I have not split the skin of the enemy, even when my body is wrapped in horse skin and display in the field, I would be content” (Proposition to Soldiers of Tran Quoc Tuan). Simply review the thinking of leaders of the Tran Dynasty toward the people of Viet Nam at that time, we can understand how 700 years ago a small and isolated Viet Nam have defeated three imperials invasions that have conquered Europe and Asia. Going back 200 years further in 1084, after the battle against the Tong Dynasty (China), in a letter to the Tong’s emperor to demand the return of Viet Nam’s land, King Ly Nhan Tong wrote: “although these lands are small but enough to cause pain in my heart, I even think of it in my dream.” Such patriotism for the homeland of a king is not too difficult to understand that the Tong Dynasty in the North have returned land to a smaller country of Dai Viet (Viet Nam).

We understood that, as a patriotic Vietnamese who are currently holding leadership responsibilities, ones could not ignore when the foreigners are invading the land that our ancestors left for us. But the love for the homeland and the attitude toward the invaders of the leaders of a country that has a heroic tradition can not be expressed by silence for too long. This is a dangerous silence. It would encourage the desire of the invader and cause frustration and anger among the people.

The history of building Viet Nam and defending it of the Vietnamese people have shown that no government or force that isolated itself from the people can defend against the invader from the North.

Viet Nam’s history also have shown no leader or government can deny the great responsibility but honorable duty in fostering, calling and joining forces of the people by means of the physical or intellectual to face the act of invasion of the foreigner.

The effort of defending and protecting Viet Nam in thousands of years always been the difficult, complex and long term work, but in order for us to have a country that we are having today, our ancestors always willing to push aside differences and personal grudges to unify with the people to build a force to take our country through dangers and threats.

National affairs do not belong to few individuals, but if everyone waits for someone else to act first then our country would not last until today. With great support for the individuals and organizations whom have spoken out on Hoang Sa and Truong Sa, we, the undersigned, are appealing to you to take a stand with us to speak out for the sake of defending our ancestral land by these earnest request:

1. Requesting the National Assembly, the highest level of power of the people, the Liberation Front – the political organization representing the will of the people from all backgrounds, the Government – the governing body of the country, to immediately declare statement to claim rights over Hoang Sa, Truong Sa and to protest against the act of invasion by the Chinese government. These declarations are necessary to affirm the unity of the Vietnamese people on the matter of defending our country, and to break the plans to cause division of the invading foreigner.

2. Requesting the National Assembly, the Government, the Liberation Front, to convene and research the documents and strategies that are recommended by all citizens in land and oversea to defend our country against the invasion of the Chinese government in order to have concrete strategies to present to the public (please review book titled “Hoang Sa, Truong Sa belonged to Viet Nam” published Nha Xuat Ban Tre, February 2008).

3. Appeal to the Central Politburo of the Vietnamese Communist Party as the leader of the country to listen, respect and unify with all patriotic individuals and organizations in the defense and building the country.

4. Requesting the Minister of the Police Ministry to cease of acts of harassment and prevention of the citizens from expressing their patriotism in peace in public places.

5. Appealing to all Vietnamese citizens regardless of gender, age, social status, political view and place of residence, in land and oversea to unify in one heart for the sake of defending reclaiming our land and

Our sincere gratitude for your support and participation in the near future,

Ha Noi, April 23, 2008
http://www.doi-thoai.com/baimoi0708_326.html

No comments: