Nguyễn Xuân Nghĩa
1. Thư của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gửi ông Chủ tịch nước
Kính thưa ông Nguyễn Minh Triết
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên của tôi là: Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh năm 1949, giới tính: Nam; chức danh: nhà văn.
Nơi thường trú: số nhà 828 - đường Trường Chinh - quận Kiến An - TP Hải Phòng.
Điện thoại: 031 3678414; và 0978500452
Thưa ông,
Hiện nay Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Người dân Việt Nam rất hoan hỉ trước sự việc này và ước mong những vấn đề liên quan đến an ninh trên toàn cầu sẽ được chính quyền nước ta quan tâm giải quyết, đặc biệt là an ninh đối với người dân Việt Nam cần được đảm bảo một cách triệt để hơn nữa.
Trong tinh thần này tôi xin nêu lên một vài trường hợp bất an trong cuộc sống người dân Việt Nam hiện nay, kính mong Ông đặc biệt quan tâm cứu xét và kịp thời giải quyết.
― Ngày 28 tháng 6 năm 2008, công dân Phạm Văn Trội và Ngô Quỳnh, cư trú tại thủ đô Hà Nội đã bị hành hung tại huyện Hữu Lũng-tỉnh Lạng Sơn khi đi thăm viếng một cụ già bị bệnh ung thư sắp qua đời và vấn an thân nhân của bà.
― Khổ nạn tương tự đã xảy ra đối với công dân Nguyễn Đức Chính, cũng cư trú tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 7 năm 2008.
Các vụ hành hung này đều xảy ra dưới sự chứng kiến của các nhân viên thi hành pháp luật tại địa phương, nhưng nạn nhân không được giúp đỡ, can thiệp.
― Vào chiều ngày 4 tháng 7 cô Phạm Thanh Nghiên, công dân cư trú tại Hải Phòng đã bị hành hung, gây tổn thương về sức khỏe và tinh thần nặng nề khi trên đường từ nhà tôi về nhà mình. Bốn thanh niên lạ mặt đi xe gắn máy đã ép xe đạp của cô vào vỉa hè, đánh đập vào mặt, vào đầu cô, vừa đánh vừa phát ngôn những lời tục tĩu; Người đi đường vào tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp đều bị nhóm người lạ mặt này đe dọa hành hung.
Tôi xin lưu ý ông cô Phạm Thanh Nghiên là công dân đứng tên trong đơn xin biểu tình của 3 chúng tôi (Phạm thanh Nghiên, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa) gửi UBND TP Hà Nội xin phép được tổ chức một cuộc biểu tình đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ có biện pháp hữu hiệu giảm thiểu lạm phát và cứu nguy nền kinh tế đất nước chúng ta. Đơn xin phép biểu tình của chúng tôi theo đúng quy định của pháp luật, nhưng đã bị UBND TP Hà Nội bác bỏ.
― Cùng ngày cô Phạm thanh Nghiên bị hành hung, hai chúng tôi (Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Xuân Nghĩa) bị mời lên đồn công an sở tại nhận lệnh miệng cấm ra khỏi nơi cư trú đến ngày 16- tháng 7 năm 2008.
― Ngày 6 tháng 7, tôi đã thử xem lệnh miệng từ công an Tp Hải Phòng có hiệu lực hay không bằng việc mời hai người bạn tôi ra một quán nước chỉ cách nhà tôi 30 m, lập tức có 2 công an thuộc phòng Pa 25 (công an quản lý văn nghệ sỹ) và 2 công an chính trị quận Kiến An ngăn giữ bằng những hành vi thô bạo.
Xuyên qua hàng loạt các vụ hành hung liên tiếp vừa xảy ra này cùng với thái độ dửng dưng không can thiệp của công an, chúng tôi có thể khẳng định những thành phần vây đánh chúng tôi là do công an điều khiển để đàn áp những người đang yêu sách tự do và dân chủ.
Kính thưa ông
Chúng ta đã là nhà nước Pháp quyền (minh định tại điều II Hiến pháp)
Chúng ta đang phấn đấu cải cách tư pháp theo hướng tiến bộ hơn, nhằm hòa nhập mạnh hơn với nền tư pháp cộng đồng nhân loại tiến bộ
Tôi, nhân danh một công dân, xin gửi tới ông chủ tịch nước đang lãnh vai trò Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lá thư này để phản ảnh những hành vi vi phạm Hiến pháp, luật pháp đã bắt đầu trở thành hệ thống trong xã hội chúng ta và cả trong các cơ quan thực thi pháp luật
Mong ông lưu tâm cứu xét để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người dân theo Điều 71 Hiến pháp CHXHCNVN.
Trân trọng cảm ơn ông
Hải Phòng, ngày 10 tháng 7 năm 2008
Công dân-Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment