Tuesday, July 22, 2008

Trung Quốc xác nhận đã ép Exxon




http://malaysia.news.yahoo.com/rtrs/20080722/tbs-china-vietnam-21231dd.html



22 Tháng 7 2008

Exxon và PetroVietnam dự định hợp tác

Trung Quốc vừa xác nhận rằng nước này đã gây áp lực đòi tập đoàn dầu lửa ExxonMobil của Hoa Kỳ phải rút khỏi dự án với Việt Nam vì coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, PetroVietnam và ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung về hợp tác.

Một thông cáo mới ra của Exxon nói hai bên đã cùng làm việc trong nhiều năm nay 'để xác định các dự án có tiềm năng và hiện đang cùng đánh giá sơ bộ về kỹ thuật và kinh doanh một số vị trí ở ngoài khơi'.

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Ba, 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố: "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải rất rõ ràng và kiên định. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi cho các bên liên quan trong vụ này."

"Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc tại Nam Hải."

Bên thứ ba

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc và Việt Nam xung khắc quanh các dự án dầu khí có sự tham gia của bên thứ ba.

Năm ngoái, dưới áp lực của Bắc Kinh, tập đoàn BP của Anh đã phải ngừng thăm dò trong khu vực Trường Sa.

Khu vực này có sáu nước tuyên bố chủ quyền, là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Đây được cho là khu vực giàu tài nguyên dầu khí, tuy trữ lượng còn chưa rõ và đánh giá của các nước rất khác nhau .


Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc tại Nam Hải.


Người phát ngôn TQ Lưu Kiến Siêu

Bản thân Trung Quốc cũng đã từng vấp phải phản đối mạnh mẽ khi mời nước ngoài vào thăm dò khai thác.

Trong những năm 1990, việc Trung Quốc cùng công ty Mỹ Crestone tiến hành thăm dò ở bãi Tư Chính đã bị Việt Nam phản đối.

Năm 2002, các quốc gia liên quan đã ký thỏa thuận về cách ứng xử với mục đích kêu gọi cùng kiềm chế, ngăn chặn xung đột.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hôm Chủ nhật cho hay ExxonMobil tự tin về chủ quyền của Việt Nam ở một số lô mà công ty này sẽ thăm dò.

Tờ này cũng trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói Việt Nam "hoan nghênh và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài, kể cả Trung Quốc, hợp tác trong lĩnh vực dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam, trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp Việt Nam."

--------------------------------------------------------------------------------


Ý kiến 1
Lạ ghê, sao TQ không phản đối thẳng với chính quyền VN nhỉ, hay họ coi Đảng CS VN không có trọng lượng. Nếu Exxon chịu lép vế vì lợi nhuận với TQ quan trọng hơn chẳng hạn thì VN XHCN cũng phải chịu thiệt.

Samuel Nguyen, TP HCM
Qua sự việc trên có thể thấy Việt Nam đã biết cách chơi để không bị Trung Quốc cô lập o ép như truớc đây, sự năng động của chính phủ VN là rất đáng hoan nghênh và cần thiết trong lúc này!

Long Biên, VN
Chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Dũng được coi là thành công vì không chỉ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mà còn là sự cố gắng tạo đối trọng với Trung Quốc. Việc thăm và kết thân với Hoa Kỳ đã làm TQ phải suy nghĩ nhiều rồi thì việc hợp tác khai thác dầu khí trên vùng biển nhạy cảm làm sao TQ đồng ý cơ chứ. Đây cũng là cách bày tỏ lập trường về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ của TQ. Mình là nước nhỏ phải lựa mà sống thôi.

Quan điểm của tôi là VN cần phải tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa kỳ về mọi mặt, kể cả việc là Đồng minh của Hoa kỳ. Chứ TQ chắc không bao giờ bỏ được suy nghĩ Việt Nam đã và sẽ là chư hầu đâu. Trừ khi Việt Nam có đủ thực lực về kinh tế và Quân sự ( Đài loan mà TQ đã thống nhất được đâu). Thời buổi này phải chọn bạn mà chơi.

Minh, SG
Tôi nghĩ lần này thì ExxonMobil sẽ không bỏ cuộc đâu bởi vì trong chuyến thăm vừa rồi của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, tổng thống Bush đã gián tiếp cảnh cáo Trung Quốc rồi, khi tuyên bố:" Mỹ ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Một động thái cho thấy Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080722_china_exxon.shtml

No comments: