Wednesday, July 30, 2008

Hội thoại về tài nguyên biển Đông

Nguyễn Ðạt Thịnh

Ðài phát thanh Úc mở một cuộc hội thoại về đề tài “Cuộc vật lộn Trung Cộng-Việt Cộng trên miệng giếng dầu”; điều hợp viên hội thoại là cô Claudette Werden, hội thoại viên là quý ông Fereidun Fesharaki, chủ tịch tổng giám đốc hãng FACTS Global Energy Consultancy, tiến sĩ Kang Wu, thành viên trung tâm East- West Center viện đại học Hawaii, và ông Victor Shun, chuyên viên phân tách về những vấn đề dầu hỏa, cư dân Singapore.

WERDEN mở đầu: Các quốc gia bao quanh biển Nam Hải là Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Miến Ðiện và Trung Hoa; toàn bộ những quốc gia này đòi hỏi chủ quyền trên cùng một phần mặt biển, phần có quần đảo Hoàng Sa, là lãnh hải của họ; nhưng hai quốc gia tranh chấp quyết liệt nhất là Trung Hoa và Việt Nam.

Trong những năm gần đây hai quốc gia này thi đua khai thác dầu hỏa tại Hoàng Sa, với sự tiếp tay của hai trong những hãng dầu lớn nhất thế giới là British Petroleum (BP) và Exxon.

Tuần vừa qua Trung Cộng bảo Exxon phải chấm dứt khế ước khai thác ký kết với PetroVietnam, công ty dầu hỏa quốc doanh, sở hữu của chính phủ Việt Cộng, nại cớ việc khai thác xâm phạm vào chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa.
Fesharaki: Tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam là trở ngại cuối cùng của Trung Cộng, do đó Trung Cộng đang tận lực ép Việt Nam ký kết thỏa ước nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng.

WERDEN: Việt Nam nói họ chỉ thương lượng với Exxon về những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; Exxon nói họ cũng chỉ làm công việc thăm tìm dầu trên thềm bờ biển Việt Nam, và hãng BP cũng vừa tuyên bố họ trở lại tiếp nối công việc họ đang làm tại lãnh hải Việt Nam. Chuyên viên phân tích những vấn đề dầu hỏa của Singapore, ông Victor Shum, nói, “cả hai hãng dầu chấp nhận những nguy cơ họ đã cân nhắc.”

VICTOR SHUM: Ðến giai đoạn này những hãng dầu mang tấm vóc thế giới có vẻ chấp nhận đối phó với áp lực chính trị. Họ ý thức được là nếu nhượng bộ Trung Cộng trên biển Ðông, họ sẽ tiếp tục bị áp lực tại những chỗ khác, như áp lực của Nga, của những quốc gia Nam Mỹ. Tôi nghĩ là các hãng dầu lớn không muốn nhượng bộ nữa. Exxon đang đối phó với áp lực chính trị của Venezuela, BP đối phó với Nga. Áp lực chính trị không phải là chuyện mới xẩy ra tại Việt Nam.

FESHARAKI: BP và Exxon đều có ít nhất là 2 tỉ vốn đầu tư vào lãnh thổ Trung Cộng, họ mới khánh thành một nhà máy lọc dầu trị giá vài tỉ, thiết lập trên lãnh thổ Trung Hoa, vốn hùn giữa Exxon và những hãng dầu của chính phủ Trung Cộng. Ðầu tư quá nhiều vào Trung Cộng tôi không tin Exxon dám chống ảnh hưởng chính trị của nước này.
WU: Trung Cộng cần kiên định lập trường, hãng Exxon cũng vậy. Nhưng tôi không tin là lập trường của bên nào có giá trị bất di, bất dịch. Họ sẽ nhân nhượng, tương nhượng để khai thác dầu.

Công ty dầu hỏa quốc doanh PetroVietnam loan báo tiếp tục thực hiện hợp đồng liên doanh với BP và Exxon Mobil trong việc thăm thăm tìm giếng dầu ngoài khơi Việt Nam. Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế cho là Việt Cộng lôi kéo hai công ty dầu khí thuộc hàng lớn nhất thế giới vào cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông.

Tranh chấp sẽ không bùng nổ thành chiến tranh, 4 bên sẽ đi đến giải pháp tương nhượng, và Trung Cộng sẽ ăn một phần rất lớn, phần chia cho con sư tử trong bữa đại yến Hoàng Sa, Việt Cộng và 2 hãng dầu quốc tế cũng vậy, mỗi phiá sẽ có một phần --nhỏ hơn.
Chỉ riêng dân Việt Nam là không có gì cả, vì không có việc “lọt sàng xuống nia”; dù phần Việt Nam lớn đến đâu cũng vẫn không đủ để nhét đầy túi tham của bọn tham quan Việt Cộng.

Nguyễn Ðạt Thịnh
http://anhduong.info/joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=1843&Itemid=1

No comments: