Wednesday, July 23, 2008

Dầu lửa làm băng lạnh mối quan hệ Việt – Trung

Dầu lửa làm băng lạnh mối quan hệ Việt – Trung
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-07-23

Phần âm thanh

Tải xuống âm thanh

Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư kinh tế, hiện đang giảng dạy tại đại học University of California, Irvine, trả lời trong một cuộc phỏng vấn với biên tập viên Thiện Giao nhân sự cố Trung Quốc cảnh cáo hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam.


AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam.

Người, cờ và bản đồ Trung Quốc tràn ngập đường phố Sài Gòn trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh hôm 29-4-2008.

Giáo Sư Navarro là tác giả cuốn sách “The Coming China Wars,” đồng thời là cộng tác viên của chương trình CNBC, nói rằng “dầu lửa là một vấn đề tại Biển Đông.”

Chính sách bành trướng của Bắc Kinh
Thiện Giao: Thưa ông, chúng ta biết là gần đây, Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo hãng dầu ExxonMobil của Hoa Kỳ về việc có thể ký thoả thuận khai thác dầu khí với tập đoàn Petrovietnam của Việt Nam. Ông nghĩ sao về điều này? Ông có ngạc nhiên về hành động của Trung Quốc không?

GS Navarro: Hoàn toàn không ngạc nhiên! Trong cuốn sách tôi viết trước đây, có tựa đề là “The Coming China Wars,” trong chương nói về dầu lửa, tôi đã đề cập đến những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề dầu lửa tại Biển Đông. Có hai mâu thuẫn riêng biệt. Một trong hai mâu thuẫn này liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Căn bản mà nói, Trung Quốc đang mở rộng việc tuyên bố chủ quyền về tài nguyên tại đây. Họ dùng quân sự để ngăn chặn tiến trình của các quốc gia khác mở rộng khai thác tài nguyên tại đây. Trong số các quốc gia ấy, có Việt Nam.

Trung Quốc đang mở rộng việc tuyên bố chủ quyền về tài nguyên tại đây. Họ dùng quân sự để ngăn chặn tiến trình của các quốc gia khác mở rộng khai thác tài nguyên tại đây. Trong số các quốc gia ấy, có Việt Nam.

Tiến sĩ Peter Navarro
Thiện Giao: Ông vừa đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như chúng ta đã và đang thấy, hai quốc gia thường công khai nói là họ có một mối quan hệ hoà bình và hữu nghị. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc ngày càng gia tăng các nỗ lực quân sự nhằm đe doạ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Theo quan điểm của ông, thực chất mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là gì?

GS Navarro: Rõ ràng là các hoạt động kinh tế đã và đang giúp hâm nóng quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Nhưng hễ nhắc đến dầu lửa thì mối quan hệ lại “băng giá.” Người Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi thập niên 1970s khi hai miền Bắc – Nam Việt Nam có nội chiến. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đủ sức lấy lại khu vực này.

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba 24-6-2008. AFP PHOTO/Jim Watson Về trường hợp Trường Sa, Trung Quốc cũng đã có các hành động khiêu khích quân sự đối với Việt Nam. Trong bài báo trên tờ Asia Times, tôi đã viết rằng, rất tiếc là Trung Quốc, Việt Nam cùng một số quốc gia khác không hợp tác được tại khu vực này, vì cả vùng đều rất cần dầu hoả. Chẳng hạn trường hợp Việt Nam, chúng ta thấy là giá dầu đã tăng rất cao gần đây.

Như vậy, mối quan hệ về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xem là tốt, nhưng khi nói đến dầu hoả và việc Trung Quốc xây các đập nước ở sông Mê Kông, thì các mâu thuẫn lại hết sức căng thẳng.

Chỗ dựa cho Việt Nam?
Thiện Giao: Ông nhắc đi nhắc lại hai chữ “dầu lửa.” Ông nghĩ là sẽ có chiến tranh không? Một cuộc chiến dầu lửa? hoặc một cuộc chiến xung quanh vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Vấn đề hiện nay là Trung Quốc xây căn cứ quân cảng mới, hiện đại hoá và mở rộng một quân đội vốn đã rất đồ sộ. Quan ngại của tôi là Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Tiến sĩ Peter Navarro

GS Navarro: Vấn đề hiện nay là Trung Quốc xây căn cứ quân cảng mới, hiện đại hoá và mở rộng một quân đội vốn đã rất đồ sộ. Quan ngại của tôi là Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, xác suất sử dụng vũ lực để tiến hành chiến tranh tương đối nhỏ, vì thực tế là Trung Quốc hiện hoàn toàn có thể bắt nạt các quốc gia khác.
Như vậy, mối quan ngại hiện nay là nếu Trung Quốc tiến hành chiến tranh, tình hình khu vực sẽ trở nên tồi tệ và thế giới sẽ gặp nhiều nan đề hơn.



Thiện Giao: Khi thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, thăm Hoa Kỳ, tổng thống Goerge W. Bush có nói là Hoa Kỳ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Người Việt Nam có thể chờ đợi gì từ phía Hoa Kỳ trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc?

GS Navarro: Không nhiều lắm đâu! Tôi không cho là có một mối quan hệ rất rộng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên thực tế, tôi cũng đã đến thăm cộng đồng Việt Nam đông nhất Hoa Kỳ, tại Quận Cam, California. Đây là một cộng đồng lớn và mang đậm tính Cộng Hoà. Tôi tin là đảng Cộng Hoà quan tâm đến những vấn đề như vậy nhiều hơn là đảng Dân Chủ.

Tuy nhiên, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa đủ lớn để có thể có ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ như cộng đồng Cuba có thể làm tại Florida. Vì vậy, tôi e là Việt Nam khó có được sự ủng hộ lớn trong những vấn đề như vậy, và hiện tại thì Trung Quốc vẫn đang hành xử theo kiểu đe nẹt các quốc gia tại khu vực và từ chối không cho các quốc gia ấy đụng đến trữ lượng dầu mà họ đang rất cần.

Thiện Giao: Như vậy, sự cố ExxonMobil và BP chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự sắp xếp có chủ đích sau chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng?

GS Navarro: Tôi tin rằng đây chỉ là sự trùng hợp. Lý do là vì những sự cố như thế này, trước sau gì cũng sẽ xảy ra. Trung Quốc không bao giờ để cho bất cứ ai khai thác dầu tại đây. Để điều ấy xảy ra thì đó không phải là Trung Quốc. Họ đã từng làm điều đó với Nhật Bản, cho đến khi họ đạt được một thoả thuận tốt hơn với Tokyo.
Còn trước đó, họ dùng tàu chiến đe doạ Nhật Bản. Đối với Việt Nam thì sao? Thẳng thắn mà nói, tôi tin là họ cũng sẽ dùng cách thức tương tự.

No comments: