Bài của Peter Navarro
Ngày 23-7-2008
Permanent Link
Trong cuộc đụng độ nho nhỏ khác vào lúc này về quyền khai thác dầu lửa trên Biển Đông *, Trung Quốc đã khai hỏa bằng một cảnh báo cứng rắn ngáng ngang qua trước mũi con tàu của hãng ExxonMobil Corporation. Trung Quốc đang mếch lòng trước việc Exxon tìm cách ký kết một thỏa thuận khai thác dầu với PetroVietnam trên vùng biển bao quanh các chuỗi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang có tranh chấp về chủ quyền.
Trung Quốc đã khuyên Exxon hãy rút khỏi thỏa thuận thăm dò dầu khí, coi dự án như là một hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, theo như tờ South China Morning Post cuối tuần qua cho hay qua việc trích dẫn những nguồn tin giấu tên gần gũi với hãng dầu lửa này của Hoa Kỳ.
Thông tin cho hay các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Washington đã có những lời lẽ phản đối qua trao đổi trực tiếp với những thành viên hội đồng quản trị của ExxonMobil trong những tháng gần đây, và cảnh báo họ rằng các lợi ích kinh doanh trong tương lai của bản hãng tại đại lục có thể sẽ gặp rủi ro. Những phản ứng có liên quan tới một thỏa thuận hợp tác sơ bộ không đòi hỏi thời điểm ký kết.
Có nhiều đề tài trong cuộc tranh cãi mới nhất này, và phần nhiều được biết về sự phát triển chiến lược hải quân ngoài biển khơi của Trung Quốc. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, Biển Đông có trữ lượng dầu đã được xác định rõ là vào khoảng 7 tỉ barrel trong khi cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ lại ước tính có thể vào khoảng 20 tỉ barrel đã được phát hiện. Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố một cách lạc quan về trữ lượng chưa được phát hiện có thể lên đến đỉnh điểm 200 tỉ barrel. Số lượng mới nhất này là đủ để cung cấp cho Trung Quốc từ một đến hai triệu barrel dầu mỗi ngày, tức là bằng 25% lượng tiêu thụ hàng ngày gần 8 triệu barrel của nước này.
Phần lớn trữ lượng chưa được phát hiện được cho rằng đang nằm sâu dưới chuỗi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng cách gần như tương đương với cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines; và cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như Đài Loan đều đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tuy nhiên, sự tức giận của Hà Nội là việc Trung Quốc trên thực tế đã đưa quân tới trú đóng trên mặt đất của Hoàng Sa.
Năm 1974, Trung Quốc đã lợi dụng cuộc nội chiến đang diễn ra giữa Nam và Bắc Việt Nam để đánh chiếm một cứ điểm quân sự trên đảo Hoàng Sa do quân đội Nam Việt Nam chiếm đóng, và Trung Quốc đã giữ vị trí này cho tới nay, trước những phản ứng rất mạnh mẽ của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó với Trường Sa, toàn bộ hoặc nhiều phần của quần đảo này đang thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc và Việt Nam cũng như Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan. Tương tự, chúng bao gồm một lượng lớn các đảo nhỏ và dải đá ngầm và chứa đựng một trữ lượng dầu lửa chưa xác định được song có thể là rất lớn.
Được cho là có liên quan tới nguồn lợi dầu hỏa, quả là không ngạc nhiên khi Trung Quốc cũng đã tự buộc mình vào những xung đột quân sự với Việt Nam tại Trường Sa. Năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia vào một trận hải chiến chớp nhoáng trên vùng quần đảo đang tranh cãi chủ quyền. Kết quả đã mang lại thêm cho Trung Quốc sáu trong tổng số chín hòn đảo và dải đá ngầm. Năm 1994, Các pháo hạm của Việt Nam đã dùng vũ lực đẩy một tàu nghiên cứu của Trung Quốc khỏi một khu vực tranh chấp.
Loạt đạn mới đây nhất của Trung Quốc nã vào Exxon theo sát gót một nỗ lực thành công đẩy một hãng dầu khí đa quốc gia của nước ngoài khác ra khỏi Trường Sa. Vào năm ngoái, một đe doạ tương tự của Trung Quốc đã buộc hãng BP (trước đây gọi là British Petroleum) phải tạm ngưng các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong một sự án khí gas tự nhiên trị giá 2 tỉ đô la.
Nỗ lực hăm doạ gần đây nhất của Trung Quốc chỉ có thể làm gia tăng những căng thẳng giữa hai nước vốn từ lâu vẫn nóng lòng nuôi dưỡng số quân thường trực rất hùng hậu. Quân đội Trung Quốc hiện đông nhất thế giới trong khi quân đội Việt Nam thì đông nhất Đông Nam Á.
Trong lúc các mối quan hệ kinh tế đã và đang nở hoa kết trái gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì bối cảnh lịch sử và chính trị dài lâu lại là một mối oán cừu và ngờ vực lớn. Về điểm này, không bên nào quên về "Cuộc chiến tranh Việt Nam" khác nữa đã xảy ra. Năm 1979, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam bằng xe tăng và khoảng 90.000 quân để trả đũa những hành động ngả theo Liên Xô của Việt Nam ở Cambodia. Trong khoảng thời gian chưa tới 10 ngày giao tranh, khoảng 40.000 đến hơn 100.000 binh lính Trung Quốc và Việt Nam đã bị thương vong, tuỳ theo cách ước tính của mỗi bên. Số thương vong này có thể so kè được với toàn bộ số quân Mỹ chết trận trong hơn 10 năm cuộc chiến ở Việt Nam (khoảng 52.000).
Không chỉ với số quân đội hiện diện thường trực tham dự vào yếu tố địa lý chính trị ở đây. Như đã được ghi nhận, Trung Quốc đã xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự trong vùng Biển Đông, trong khi đó nước này cũng là quốc gia duy nhất đang tìm cách phát triển một lực lượng hải quân có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu tạo nên thách thức đối với Hoa Kỳ. Mục tiêu to lớn của một lực lượng hải quân dưới lòng đại dương này là để che chở và bảo vệ Eo biển Malacca chống lại một lệnh cấm vận dầu lửa của Hoa Kỳ vào thời điểm nếu như xảy ra cuộc xung đột.
Trên thực tế, Eo biển Malacca rất chật hẹp nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thường được lưu tâm tới như là một nút cổ chai trên biển. Nó có tầm quan trọng chiến lược tối cao bởi hầu hết lượng dầu thô nhập khẩu nuôi sống cỗ máy công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc được vận chuyển ngang qua Eo biển này, và Trung Quốc từ lâu đã lo sợ một lệnh cấm vận của Hoa Kỳ được thực hiện bởi hạm đội Thái Bình Dương nếu như các mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan trở nên xấu đi hay do một số vấn đề khác.
Trong bối cảnh tình hình năng lượng đang rất khác thường hiện nay, các căn cứ trên Biển Đông và sức mạnh trên biển đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng đáp ứng chương trình nghị sự chiến lược mang tính hiệp lực khác. Chúng không chỉ giúp bảo vệ một hải lộ quan trọng. Chúng còn cho phép thực hiện cuộc "bao vây" vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu nguồn năng lượng tiềm tàng - một thực tế cuộc sống mang tính thực dụng để khỏi mất vào tay Việt Nam và điều này đã được Nghị sĩ Hoa Kỳ Dana Rohrbacher cách đây khá lâu vào năm 1998 ghi nhận là có thể xảy.
Tất nhiên, tấn thảm kịch ở đây trước việc Trung Quốc liên tục ức hiếp và hăm doạ đang làm chậm trễ thêm việc triển khai thăm dò khai thác dầu khí, là công việc cần thiết khẩn cấp cho khu vực trong lúc các thị trường dầu lửa tiếp tục bị siết chặt. Hợp tác phát triển các nguồn dự trữ này sẽ thúc đẩy những cơ hội cho tất cả các quốc gia liên quan trong cuộc tranh chấp, đồng thời giảm sức ép bởi nguồn cung cấp trên thị trường dầu lửa thế giới.
Peter Navarro là một giáo sư về thương mại thuộc trường đại học University of California-Irvine, một cộng tác viên của đài truyền hình CNBC, và là tác giả của cuốn sách The Coming China Wars (Nhà xuất bản FT).
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
* Nguyên văn:
"Biển Nam Trung Hoa". Ở đây có vấn đề tranh chấp từ biển đảo cho tới tên gọi. Cái tên Biển Đông là của Việt Nam. "Biển Nam Trung Hoa" là do Trung Quốc đặt. Báo chí nước ngoài viết thường dùng tên do Trung Quốc đặt, còn trong bài dịch ra tiếng Việt, xin được gọi theo tên do người Việt đặt (Trần Hoàng-Ba Sàm chú thích).
ASIA TIMES
China stirs over offshore oil pact
By Peter Navarro
Jul 23, 2008
In yet another skirmish over oil rights in the South China Sea, China has fired a stern warning shot across the bow of ExxonMobil Corporation. China is miffed that Exxon is seeking to enter into a deal with PetroVietnam to explore for oil in waters surrounding the disputed Spratly and Paracel island chains.
China has warned Exxon to pull out of the exploration deal, describing the project as a breach of Chinese sovereignty, according to the South China Morning Post at the weekend, citing unnamed sources close to the US company.
Chinese diplomats in Washington had made verbal protests to ExxonMobil executives in recent months, and warned them the company's future business interests on the mainland could be at risk, the report said. The protests involved a preliminary cooperation agreement, it said, without indicating when it was signed.
There is much at stake in this latest dispute, and much to be learned about China's growing blue water navy strategy. According to the US Energy Information Agency, the South China Sea has proven oil reserves of around 7 billion barrels while the US Geological Survey has estimated there may be another 20 billion barrels to be discovered. For its part, China optimistically claims the undiscovered reserves could top 200 billion barrels. This latter amount would be enough to provide China with one to two million barrels of oil a day, or as much as 25% of its current daily consumption of close to 8 million barrels.
Much of the undiscovered reserves are believed to be beneath the disputed Paracel and Spratly island chains. The Paracels are roughly equidistant from China, Vietnam and the Philippines; and both China and Vietnam as well as Taiwan lay claim to the islands. However, to Hanoi's outrage, it is China that actually commands the Paracel turf.
In 1974, China took advantage of the ongoing civil war between South and North Vietnam to overrun a garrison on the Paracels manned by South Vietnamese troops, and China has held this position to this day, over the strenuous protests of the Vietnamese government.
As for the Spratlys, all or portions are laid claim to by China and Vietnam as well as Brunei, Malaysia, the Philippines, and Taiwan. They similarly consist of a large number of small islands and reefs and contain an undetermined but possibly vast amount of reserves.
Given the high energy stakes involved, it is hardly surprising that China has also engaged in military clashes with Vietnam over the Spratlys. In 1988, Vietnam and China fought a brief naval battle over the contested islands. This left China in control of six more islands and reefs for a total of nine. In 1994, Vietnamese gunboats forced a Chinese research vessel from a disputed area.
China's latest salvo against Exxon follows on the heels of a successful effort to push another foreign multinational oil company out of the Spratlys. Last year, a similar threat by China forced BP (formerly British Petroleum) to halt plans to cooperate with Vietnam on a US$2 billion natural gas project.
China's latest effort at intimidation can only escalate tensions between two countries that have longed maintained very large standing armies. China's army is the largest in the world while Vietnam's is the largest in Southeast Asia.
While economic relations have been blossoming of late between China and Vietnam, the longer term historical and political context is one of great enmity and mistrust. In this regard, neither side has forgotten that other "Vietnam War". In 1979, China invaded Vietnam with tanks and about 90,000 troops in retaliation for Vietnam’s pro-Soviet actions in Cambodia. In the space of fewer than 10 days of fighting, anywhere from 40,000 to more than 100,000 Chinese and Vietnamese troops were killed or wounded, depending on the estimates. These figures rival the entire number of American soldiers killed in battle during its more than 10-year war in Vietnam (about 52,000).
It's not just standing armies that enter into the geopolitical equation here. As noted, China has built a string of military bases in the South China Seas while the country is the only nation seeking to develop a deep water navy capability to challenge the United States is China. A major goal of such a deep water navy would be to protect and defend the Strait of Malacca against a US oil embargo in time of conflict.
In fact, the very narrow Strait of Malacca connecting the Pacific and Indian oceans is generally regarded as a maritime chokepoint. It is of supreme strategic significance because most of the imported crude oil that fuels China's mighty industrial machine passes through this Strait, and China has long feared a US embargo by America's Pacific fleet should relations sour over Taiwan or some other issue.
In the particular energy context, China's South China Sea bases and growing sea power also serve another synergistic strategic agenda. They not only help protect an important sea route. They allow for the "encirclement" of the potentially energy-rich Spratlys and Paracels - a realpolitik fact of life that has not been lost on Vietnam and a possibility noted as far back as 1998 by US Congressman Dana Rohrbacher.
Of course, the tragedy here is that continued China bullying and blustering is further delaying the development of oil and gas reserves that will be urgently needed by the region as oil markets continue to tighten. Cooperative development of these reserves would boost the fortunes of all of the countries involved in the dispute while reducing pressures on the supply side of the world oil market.
Peter Navarro is a business professor at the University of California-Irvine, a CNBC contributor, and author of The Coming China Wars (FT Press). www.peternavarro.com
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment