Thursday, July 24, 2008

Cuộc tranh giành Dầu lửa trên Biển Nam Trung Hoa - Biển Đông VN

Permanent Link

Bắc Kinh đứng ngoài để can gián các hãng dầu lửa lớn trên thế giới có các thỏa thuận khai thác dầu với Việt Nam tại những khu vực mà nước này yêu sách chủ quyền, bài viết của Greg Torode

Chủ nhật, ngày 20-7-2008

Thật khó để đánh giá quá cao những khoản đặt cược có dính dáng tới vùng Biển Nam Trung Hoa đang tranh chấp.

Tất cả các cường quốc lớn đều dính líu. Một nước Trung Hoa đang trỗi dậy và đói khát tài nguyên đòi hỏi nhiều vùng lãnh thổ qua việc nước này yêu sách từ lâu về chủ quyền vùng biển đảo Trường Sa nằm sâu xuống phía nam - bằng cách xác định niên đại mà mình đã chiếm đóng ở đây từ triều nhà Hán. Bất chấp việc Trung Quốc ngày càng tăng mức chi tiêu cho quân đội, Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc quân sự hàng đầu và sẽ vẫn giữ địa vị này trong ít nhất là hơn một thập kỷ nữa - hướng ảnh hưởng của mình thông qua các nhóm chiến hạm của Hạm đội Bảy, những vị khách quen thuộc của Hong Kong. Nhật Bản tiếp nhận nhiều dầu lửa thông qua các hải lộ trên Biển Nam Trung Hoa, trong khi Nga đang tìm cách mở rộng những lợi ích tiềm tàng về dầu lửa từ lâu ở Việt Nam.

Việt Nam, một nhân vật nhỏ hơn nhiều, đang đứng giữa sự cân bằng, cũng là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc yêu sách toàn bộ Trường Sa - với quyền hạn về pháp lý mà nó dựa vào là thềm lục địa lớn và Quy ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc.

Nước này là một quốc gia được định hình bởi các cuộc chiến tranh giành độc lập của mình - trong đó có các cuộc xung đột thời hiện đại chống lại cả Hoa Kỳ và Trung Quốc - và một ý thức tự vệ mãnh liệt với tất cả những gì được coi là thuộc về chủ quyền tối cao của quốc gia. Việt Nam kiên trì gọi Biển Nam Trung Hoa là "Biển Đông" trong tất cả các phương tiện thông tin, bản đồ chính thức và các tin bài trên hệ thống truyền thông quốc gia. Và thêm vào đó, nước này nhất quyết thực hiện khai thác dầu, hải sản và tiềm năng du lịch hoàn toàn trên vùng biển có dầu lửa và khí ga của mình với mức xuất khẩu sản phẩm hiện đang dẫn đầu so với các hàng hóa khác. Tham vọng của Việt Nam về khả năng duy trì phát triển kinh tế và giữ độc lập là tương hợp với một chính sách đối ngoại hướng tới việc đảm bảo không bao giờ phải phụ thuộc vào một liên minh hay mối quan hệ riêng rẽ. Ví dụ, nước này muốn có mối gắn kết tốt đẹp hơn với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, song không làm mất uy tín lẫn nhau.

Cả mớ lợi ích rắc rối phức tạp này là cơ sở cho những tin tức, sự kiện mà chúng tôi sẽ trình bày trong ngày hôm nay khi các thành viên của ExxonMobil - hãng dầu lửa lớn nhất thế giới - đã được các phái viên của Trung Quốc tiếp cận và yêu cầu rút khỏi những thỏa thuận dầu khí sơ bộ với Việt Nam.

Một số nhà phân tích độc lập ngờ rằng Bắc Kinh đang thực hiện thủ đoạn thâm nhập theo cách của mình để tham gia vào một thỏa thuận phát triển chung trong tương lai, tương tự với thỏa thuận nổi lên mới đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chấm dứt mối căng thẳng trong nhiều năm trên Biển Hoa Đông. Cũng có những ngờ vực khác rằng Trung Quốc có thể đang trình diễn thái độ khó chịu với Việt Nam, một đồng minh dưới ách cai trị của Đảng Cộng sản anh em, song lại là một mối nghi ngại sâu sắc cho người láng giềng khổng lồ phương bắc.

Trong một lời phát biểu với tờ Sunday Morning Post, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã ám chỉ hiện chỉ còn chút ít khả năng cho sự thỏa thuận về vấn đề dầu lửa, mặc dù ông tránh thái độ gây gổ đôi khi biểu lộ những phản kháng của Hà Nội đối với Bắc Kinh, ẩn dấu cái tên "Trung Quốc" bằng từ "nước ngoài" một cách có chủ tâm.

"Việt Nam đảo đảm các quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam," ông nói.

"Chúng tôi chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài, bao gồm những đối tượng đến từ Trung Quốc, để hợp tác trong lĩnh vực dầu lửa và khí đốt tại thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở tuân theo luật pháp Việt Nam."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh cho tới lúc này chưa đưa ra lời bình luận.

Ông Dũng không trực tiếp tập trung vào các câu hỏi về những đề nghị kín đáo của Trung Quốc với các hãng dầu lửa khổng lồ như ExxonMobil, song chuyên gia Carl Thayer của trường Đại học Australian National University đã nói rằng các quan chức Việt Nam đã nói riêng với ông về những mối quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh đang cảnh báo các ông chủ dầu lửa khổng lồ ngoại quốc chống lại việc làm ăn với Hà Nội. Hãng Total của Pháp và Gazprom của Nga nằm trong số các hãng quốc tế hoạt động tích cực tại Việt Nam.

Ông cũng cho hay rằng Hà Nội đã tỏ ra bực bội trước việc các tài liệu mật của Đảng Cộng sản phác thảo về tầm quan trọng của việc khai thác trên biển đối với các kế hoạch phát triển nhiều tham vọng của Việt Nam đã tìm đường tới được Bắc Kinh. Việc nghiên cứu này được các cấp cao nhất trong đảng yêu cầu thực hiện và nó bao gồm bước phát triển trong tương lai cho toàn bộ vùng bờ biển Việt Nam.

Giáo sư Thayer đã nghiên cứu về các mối quan hệ quân sự và chính trị của Việt Nam với Trung Quốc từ những năm cuối 1960. Mới đây ông đã nói với một nhóm thính giả hàn lâm người Đức rằng chủ quyền quốc gia của Việt Nam đang nằm dưới sự đe doạ. Vào tuần trước, ông cho hay rằng thứ "quyền lực mềm" trong khu vực rất được tán dương của Trung Quốc đang trở nên rắn hơn tại những nơi mà Việt Nam phải quan ngại.

"Chúng ta hiện đang ở vào thời điểm mà quyền lực rắn của Trung Quốc đang trở lại với mức cân bằng," GS Thayer nói, "và, khi mà toàn bộ chính quyền Việt Nam đúng là đã không biết được phải phản ứng ra sao vào lúc này? thì họ có vẻ như đang hy vọng rằng bằng việc chấm dứt những lời chỉ trích và thái độ phản đối công khai sẽ có thể bằng cách này hay cách khác đạt được mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc đặng có thể hạn chế được những tổn hại.

"Chắc sẽ không phải nghi ngờ rằng quân đội đang nổi giận sôi gan? Hà Nội cũng phải đối phó với những chỉ trích từ giới bất đồng chính kiến và người Việt lưu vong coi sự yếu thế khi đối mặt với Trung Quốc như là một điểm quy tụ tinh thần dân tộc lớn lao."

GS Thayer đã lưu ý rằng quân đội Việt Nam xem ra có vẻ đã nhắm tới xu hướng xây dựng một lực lượng hải quân mạnh hơn để ít nhất đóng vai trò ngăn cản các tàu chiến tàu ngầm của Trung Quốc chẳng bao lâu nữa sẽ trú đóng tại một căn cứ tầm cỡ mới được thiết lập trên đảo Hải Nam.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn đó, thỏa thuận với ExxonMobil không phải là một sự tình cờ. Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực tranh thủ các công ty lớn của Mỹ coi như là một phần của các kế hoạch đẩy mạnh thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ vốn từng bị đóng băng dưới một lệnh cấm vận không bình thường thời hậu chiến được Washington áp đặt. Một điều đáng quan tâm khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính cho nước này.

Các thành viên ban quản trị của ExxonMobil có thể được nhận thấy rất rõ ở cả Washington và Houston, nơi hãng này có các đại bản doanh của mình, trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng Sáu.

Chuyến đi đầy ý nghĩa cho những lý do khác. Ông Dũng trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Việt Nam mới được chào đón tại Ngũ Giác Đài - cơ quan đầu não của quân đội Hoa Kỳ - kể từ khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975.

Và những gì được ẩn giấu bên trong một bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam theo sau chuyến viếng thăm tới Tòa Bạch Ốc là một lời cam kết của chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ "chủ quyền lãnh thổ quốc gia" của Hà Nội.

Cách diễn đạt đó xuất phát từ những kẻ cựu thù đã gây nên ít nhiều chú ý. Hệ thống truyền thông Hoa Kỳ phần lớn đều lờ đi ý này và người phát ngôn Tòa Bạch Ốc cũng đề cập rất ít; báo chí bị nhà nước kiểm soát của Việt Nam bị kích thích tò mò hơn song đã được cảnh báo tránh bình luận thêm như một phần trong nỗ lực của Hà Nội nhằm kiềm chế một mức độ sâu đậm thêm song ngày càng gia tăng những phức tạp trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của sự kiện này đang lặng lẽ lan tỏa ra khắp trong khu vực, và tại Bắc Kinh. Trước đây, các bản tuyên bố chung Hoa Kỳ-Việt Nam đã nói đến vấn đề an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Giờ chúng vẫn đề cập tới như vậy, song bởi vì lần đầu tiên, chủ quyền quốc gia - một khái niệm được ra sức giữ gìn xuyên suốt cuộc chiến tranh lâu dài trong nhiều năm của Hà Nội - nay đã được Tòa Bạch Ốc trân trọng.

"Tôi nghĩ rằng sự kiện này là hết sức quan trọng," đó là nhận xét của Ian Stoney, một chuyên gia về vấn đề Biển Nam Trung Hoa thuộc Viện Nghiên cứu Nam Đông Á của Singapore. "Có thể nó không có một thỏa thuận lớn gây chú ý cho công luận, song tầm quan trọng của sự kiện đã được ghi nhận rộng rãi bởi bất cứ ai theo dõi những biến chuyển mang tính chiến lược trong vùng, kể cả ở Bắc Kinh."

"Loại tuyên bố chung này đã được đàm phán từng chữ một, cho nên nó là một thắng lợi ngoại giao nho nhỏ cho Việt Nam."

Hoa Kỳ, bằng mối quan hệ với Trung Quốc đang gia tăng rộng lớn và sâu sắc hơn, luôn tỏ ra thận trọng đứng ngoài các tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa, và thay vào đó đã kêu gọi những nỗ lực từ mọi phía để giải quyết chúng một cách hòa bình.

Tình trạng căng thẳng qua vấn đề ExxonMobil, hiện tượng phải được ghi nhận, chỉ là bộ phận của một thứ khuôn mẫu. Dẫu mối quan hệ rộng lớn giữa hai nước đã được cải thiện, những căng thẳng vẫn thường xuyên bùng lên giữa Việt Nam và Trung Quốc qua những mỏ dầu trên Biển Nam Trung Hoa trong những năm từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.

Bắc Kinh và Hà Nội đã phân định thành công ranh giới cho 1.400 km biên giới trên bộ của họ, cũng như những căng thẳng từng xảy ra trên Vịnh Bắc Bộ phía tây Hải Nam. Những cuộc tuần tra chung trên biển cũng đã được bắt đầu.

Về hướng đông, một Việt Nam thoạt tiên tỏ ra nghi ngại song đã tham gia vào một hoạt động có thể gây tranh cãi là cùng thăm dò [địa chấn trên biển quanh Trường Sa] với Trung Quốc và Philippines, nước cũng yêu sách chủ quyền một phần Trường Sa.

Toàn bộ chi tiết của việc tìm kiếm đã không được tiết lộ, mặc dù thỏa thuận chung sẽ hết hạn vào tháng này. Không có gì rõ ràng rằng liệu một dự án tương tự sẽ được đưa ra nữa hay không.

Xa xuống phía nam, nhiều vấn đề đòi hỏi phải khéo léo hơn. Vào những năm cuối 1990, mỗi bên đã ban tặng lô thăm dò dầu khí ngoài khơi tương tự cho một hãng khác nhau, dẫn tới việc lực lượng hải quân đôi bên đã tránh những can thiệp đụng độ.

Và năm ngoái đã có những phát biểu mạnh mẽ về những căng thẳng đối nghịch về chủ quyền lãnh thổ, những cuộc giao tranh nhỏ giữa lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc và các tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và những cuộc phản kháng công khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trước những yêu sách của Bắc Kinh - những sự kiện vô cùng hiếm hoi ở Việt Nam.

Trong lúc những căng thẳng đang tăng lên, [hãng dầu khí của Anh] BP đã loan báo vào tháng Sáu năm ngoái rằng nó đang xem xét rút lui việc khảo sát địa chấn ngoài biển nam Việt Nam.

Quyết định này từ khi đó đã bị đảo ngược và BP cùng các đối tác của mình đang thúc đẩy để có được những bước thăm dò vào cuối năm nay.

Động thái này có thể là một phần phản ánh những nỗ lực của Bắc Kinh và Hà Nội nhằm hạ nhiệt tình hình, ít ra là về mặt công khai. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh tháng trước. Không có những đột phá nào quanh vấn đề Biển Nam Trung Hoa được ghi nhận, song hai bên đã quyết tâm nâng mối gắn kết lên mức một mối quan hệ đối tác chiến lược.

Zang Mingliang thuộc trường đại học Jinan ở Quảng Đông đã cho rằng có những rắc rối trong mối quan hệ này song cũng có những sức mạnh rộng lớn hơn của nó. "Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và những trao đổi cấp cao giữa hai nước thường xuyên được thực hiện," ông nói. "Dù còn có những va chạm và căng thẳng trên những vấn đề cụ thể, song chúng sẽ không gây ảnh hưởng đe doạ tới những mối gắn kết chính trị và kinh tế."

Giữa những vũ điệu ngoại giao, có thể sẽ thú vị nếu như các hãng dầu khí thực hiện những động thái có chất kịch tính.

Việc rút lui của BP năm ngoái cho thấy mức độ khó khăn cho hãng này trước việc nó có thể lờ đi vai trò của Trung Quốc. Cũng tương tự, các nguồn tin từ ExxonMobil thú nhận rằng những cảnh báo của Trung Quốc có thể đặt ra những vấn đề trong tương lai, thậm chí khi hãng này chuẩn bị đẩy tới những hoạt động mà nó cho là một thỏa thuận hợp pháp với Việt Nam.

Xét cho cùng thì cả hai hãng đều đã tuyên bố chính thức rằng chủ quyền quốc gia là một vấn đề thuộc về hai nhà nước.

"ExxonMobil đang đánh giá về một cơ hội kinh doanh, còn chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề chỉ có thể giành cho các chính quyền xử lý," người phát ngôn của hãng này tuyên bố. **

Shi Jiangtao tham gia bổ sung thêm cho bài báo này.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
* Cám ơn GS Trần Hữu Dũng đã phát hiện và đưa bản gốc tiếng Anh của bài nầy lên trang Viet-Studies. Tờ South China Morning Post là tờ báo của Hong Kong, không phải của Trung Hoa đại lục.
** Mời xem thêm bài "Quáng gà lụy cáo già" - trang 90 để hiểu thêm các sự kiện nêu trong bài này và thấy những diễn biến hết sức mau lẹ, khác thường qua bức tranh về mối quan hệ Việt-Trung-Biển Đông chỉ trong một năm rưỡi qua.

----------------------------------------------------
South China Morning Post
Tussle for oil in the South China Sea
Beijing is out to dissuade Big Oil from exploration deals with Vietnam for territory it claims is Chinese, writes Greg Torode


July 20, 2008 Sunday

It is hard to overestimate the stakes involved in the disputed South China Sea.

All the major powers are involved. A rising and resource-hungry China claims much of the area through its historic claim to the Spratlys archipelago in the deep south - it dates its occupation of the islands to the Han dynasty. Despite China's increased military spending, the US remains the leading military power and will be for more than a decade at least - projecting its influence through the carrier battle groups of the Seventh Fleet, frequent visitors to Hong Kong. Japan receives much of its oil via the South China Sea's shipping lanes, while Russia is seeking to expand its long-time oil interests off Vietnam.

Vietnam, a much smaller player, straddles the equation, the only other nation to claim the entire Spratlys - jurisdiction it bases on its large continental shelf and the UN's Convention on the Law of the Sea.

It is a nation defined by its wars of independence - including modern conflicts against both the US and China - and one fiercely protective of anything it regards as sovereign. It doggedly refers to the South China Sea as the "Eastern Sea" in all official communications, maps and state media reports. And it, too, is determined to fully exploit the oil, fishing and tourism potential of its coast - oil and gas are already its leading export earners. Vietnam's desire for economic sustainability and independence is matched by a foreign policy geared to ensuring it is never beholden to a single alliance or relationship. It wants better ties with both China and the US, for example, but not at the expense of each other.

This complex web of interests is the backdrop to the news we report today that executives from ExxonMobil - the world's largest oil firm - have been approached by Chinese envoys and told to pull out of preliminary oil deals with Vietnam.

Some independent analysts suspect Beijing is manoeuvring to muscle its way into a future joint-development deal, similar to the one hatched recently between Japan and China to end years of tension over the East China Sea. Others suspect also that China could be showing its unhappiness with Vietnam, a fraternal Communist Party-ruled ally, but one deeply suspicious of its giant neighbour to the north.

In a statement to the Sunday Morning Post, Vietnamese Foreign Ministry spokesman Le Dung suggested there was little room for compromise over oil, even if he avoided the bellicosity that has occasionally mark ed Hanoi's protests to Beijing, couching China in deliberately "foreign" terms.

"Vietnam ensures the rights and benefits of foreign investors doing business in Vietnam," he said.

"We welcome and facilitate foreign partners, including those from China, to co-operate in the field of oil and gas on the continental shelf of Vietnam, on the basis of complying with Vietnamese laws."

The Foreign Ministry in Beijing has yet to comment.

Mr Dung did not directly address questions about China's discreet overtures to oil giants such as ExxonMobil, but Australian National University scholar Carl Thayer said Vietnamese officials had told him privately of deep concerns that Beijing was warning major foreign oil players against doing business with Hanoi. Total of France and Russia's Gazprom are among the international players active in Vietnam.

He also said that Hanoi was angry that secret Communist Party documents outlining the importance of coastal exploitation to Vietnam's ambitious development plans had found their way to Beijing. The study was requested by the highest levels of the party and covers the future development of the country's entire coastline.

Professor Thayer has studied Vietnam's military and political relations with China since the late 1960s. He recently told a German academic audience that Vietnam's national sovereignty was under threat. Last week he said that China's much vaunted "soft power" in the region was getting harder where Vietnam was concerned.

"We are now in a time where Chinese hard power is coming back into the equation," Professor Thayer said, "and, as a whole, the Vietnamese government doesn't quite know how to react at the moment ? they seem to be hoping that by shutting down criticism and negative publicity they can somehow secure a special relationship with China that can limit the damage.

"Certainly the military is hopping mad ? Hanoi must also cope with criticism from dissidents and exiles who see weakness in the face of China as a great nationalistic rallying point."

Vietnam's military, Professor Thayer has noted, appears geared towards building a navy strong enough to at least act as a deterrent to Chinese ships and submarines, soon to be occupy a large new base on Hainan island.

In that broader context, the ExxonMobil deal was no accident. Vietnam has in recent years been actively courting large American corporations as part of plans to boost US trade and investment, once frozen under a crippling post-war embargo imposed by Washington. Significantly, the mainland is Vietnam's biggest source of imports, while the US is its chief export market.

ExxonMobil executives were highly visible in both Washington and Houston, where the company has its headquarters, during a visit to the US by Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung in late June

The trip was significant for other reasons. Mr Dung became the first modern Vietnamese leader to be greeted at the Pentagon - the headquarters of the US military - since the end of the Vietnam war in 1975.

And buried in a joint statement by the leaders of the US and Vietnam that followed a visit to the White House was a US government commitment to support Hanoi's "national sovereignty".

That phrase from the former enemies got little attention. US media largely ignored it and White House spokesmen did little to spin it; Vietnam's state-controlled press was more intrigued but was warned off playing it up as part of Hanoi's effort to manage a deepening, but increasingly complex relationship with China.

Yet its significance is quietly rippling around the region, and in Beijing. Previously, US-Vietnam statements referred to Vietnam's security and territorial integrity. They still do so but, for the first time, national sovereignty - a jealously guarded concept through Hanoi's long years of warfare - has been dignified by the White House.

"I think it is very significant," said Ian Storey, a specialist on the South China Sea at Singapore's Institute for South East Asian Studies. "It may not have got a great deal of public attention, but its importance has been noted widely by anyone watching the region's strategic shifts, including in Beijing.

"These kind of statements are negotiated word by word, so it is a minor diplomatic victory for Vietnam."

The US, whose relationship with China is growing broader and deeper, has always been careful to stay out of South China Sea disputes, and instead has called for efforts by all sides to resolve them peacefully.

The tension over ExxonMobil, it must be remembered, is merely part of a pattern. Though their broad relationship has improved, tensions have frequently flared between Vietnam and China over South China Sea oil fields in the years since the two normalised ties in 1991.

Beijing and Hanoi have successfully demarcated their 1,400km land border, as well as the once tense Gulf of Tonkin west of Hainan. Joint naval patrols have also started.

To the east, an initially suspicious Vietnam has joined a controversial joint exploration operation with China and the Philippines, which also claims part of the Spratlys.

The full details of the search have not been revealed, even though the agreement expired this month. It is far from clear whether a similar project will be launched.

Further south, things are more tricky. In the late 1990s, each side awarded the same offshore exploration block to a different oil firm, leading to a naval standoff.

And last year saw strongly worded rival assertions of sovereignty, skirmishes between Chinese naval patrols and Vietnamese fishing boats near the Paracel Islands and public protests over Beijing's claims in both Hanoi and Ho Chi Minh City - very rare events in Vietnam.

As tensions intensified, BP announced in June last year that it was halting seismic surveys off Vietnam's southern coast.

That decision has since been reversed and the company and its partners are pushing ahead with tests later this year.

That move may in part reflect efforts by Beijing and Hanoi to cool temperatures, in public at least. Vietnam's Communist Party chief, Nong Duc Manh, met President Hu Jintao in Beijing last month. No breakthroughs on the South China Sea were noted, but the pair resolved to lift ties to the level of a strategic partnership.

Zhang Mingliang, of Guangzhou's Jinan University, spoke of complications in the relationship but also of its broader strengths. "China is Vietnam's biggest trading partner and the top-level exchanges between the two countries have been frequent," he said. "Even if there are frictions or tensions over specific issues, they will not affect the warming political and economic ties."

Amid the diplomatic dance, it may well be that the oil companies make some of the more dramatic moves.

BP's shut down last year showed how difficult it could be to ignore China. Likewise, sources at ExxonMobil admit that China's warnings could pose problems in the future, even as it prepares to push ahead with what it sees as a legal deal with Vietnam.

Both, after all, have said officially that sovereignty is a matter for governments.

"ExxonMobil is evaluating a business opportunity and sovereignty is a matter only governments can address," the firm's spokesman said.

Additional reporting by Shi Jiangtao

No comments: