VAI TRÒ CỦA HOA KỲ TRONG KINH TẾ ÐÓI
Hà Nhân Văn
“Giải Phóng” Xấu Hổ Quá!
Sau 33 năm gọi là “giải phóng” Miền nam, ta thường có thói quen châm biếm nói ngược lại, và 20 năm canh tân đổi mới, đúng vào ngày 30-4-2008, Sàigòn và vựa lúa miền Tây lên cơn sốt gạo, có thể nói đây là một trận giông tố giá cả và khan hiếm! Vừa 33 năm trước, sử sách của đảng CSVN vẫn lải nhải gọi là “sự nghiệp giải phóng vĩ đại” và rằng: “Ðảng ta là đỉnh cao trí tuệ loài người”! Ðầy “phét lác”! Không một chút xấu hổ! Năm nay, vụ Ðông Xuân được mùa. Năm 2007, riêng đồng bằng Cửu Long sản xuất 19 triệu tấn, cả nước tiêu dùng khoảng 6 triệu tấn, không kể đồng bằng sông Hồng và các nơi khác, Việt Nam đứng hàng thứ 2 xuất cảng lúa gạo, sau Thái Lan. Thế mà dân Sàigòn phải xếp hàng “rồng, rắn” chờ mua mấy kilô gạo. Giá gạo tăng vọt gần gấp đôi. Cả Cần Thơ, Long Xuyên, Bạc Liêu cũng khan hiếm. Theo đài RFA, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng viện Lúa vùng Ðồng bằng sông Cửu Long cho biết:
“Gạo dự trữ của Việt Nam cũng tương đối khá. Hiện nay ví dụ như là cả Ðồng bằng sông Cửu Long cả năm khoảng 19 triệu tấn, nhưng mức tiêu thụ của mình chưa tới 50%, như vậu lượng lúa mình dự kiến năm nay xuất khẩu khoảng 4 triệu rưỡi tấn gạo thì an ninh lương thực Việt Nam còn rất lớn”.
Theo RFA: Ngay tại vựa lúa Ðồng bằng sông Cửu Long, một khu vực dư thừa lúa gạo, tình trạng sốt giá gạo cũng xảy ra kể từ ngày 26. Các thông tin về giá lúa gạo trên thế giới, cộng thêm những lời đồn đoán có dụng ý đã khiến người tiêu dùng đua nhau mua gạo tích trữ. Giá gạo càng cao thêm sau khi nhiều vựa gạo, đại lý bán gạo đóng cửa ngưng bán. Một nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết tình trạng ở địa phương ông:
“Vùng tôi là vựa lúa mà ngày hôm qua giá gạo 22 ngàn đồng một kí rồi đó. Doanh nghiệp ngày hôm kia nó không bán, nó vô gạo đầy kho. Dân làm mướn làm thuê ở trong xóm tôi bây giờ khổ lắm ông ơi, họ chạy tìm mua gạo, kiếm mấy người nông dân làm lúa có dư vài ba giạ để mua lại. Người dân miền Trung cũng không khỏi bận tâm: “Lúa gạo thì tăng, vật giá lên mà làm thì không ra tiền. Giờ nó lên một kí là 7 ngàn bữa nay lên 9 ngàn và khoảng 9 ngàn rưỡi, rồi 10 ngàn, mười mấy gì đó. Mình dân nghèo mua bữa nào nấu bữa nấy. Con thì đông nhưng bây giờ biết làm sao. Làm buổi sáng mua buổi trưa vậy thôi”.
Tuy Việt Nam thời điểm này chưa thiếu gạo ăn, nhưng giá gạo leo thang đang ảnh hưởng trực tiếp đến đồi sống của từng người dân, đe dọa nồi cơm của từng gia đình. Một bà nội trợ tại miền Nam, than thở:
“Trời ơ! Làm thì tiền ít, kiếm đồng tiền rất khó, từ chiếc xe ôm rên than, từ người buôn bán, từ người công nhân. Như gạo hồi trước chừng 4 ngàn, bốn ngàn mấy thôi. năm 2007 thì nó tăng một ít thôi, mà tới qua 2008 thì nó lên liền liền, gấp đôi rồi đó. Tăng khủng hoảng!”.
Ngay cả người dân ở đồng bằng Nam Bộ, cái nôi lúa gạo của cả nước, cũng ca thán: “Ở đây thì cái gì nó cũng lênchớ không phải riêng lúa gạo. Vật giá bất cứ cái gì cũng lên, lên khủng khiếp luôn. Làm ăn cũng khó khăn dữ lắm”.
Riêng tại Việt Nam, ngoài ảnh hưởng của tình hình lạm phát, giá gạo leo thang, theo người dân, còn do nhiều yếu tố khác nữa:
“Cái thứ nhất, đất ruộng thì bây giờ nó cũng hiếm tại vì cứ bị quy hoạch hết nên nó cũng hiếm. Rồi đóng thuế lại cũng nhiều. Rồi cái bệnh này bệnh nọ nữa. Rồi giá xăng dầu lên. Thành ra những cái mà, chẳng hạn như thuốc, phân bón đó thì nó cũng lên, nó ảnh hưởng như vậy đó”.
Tiền mất giá. Thu nhập không tăng mà giá cả sinh hoạt gia tăng từng ngày. Giá gạo, lương thực không thể thiếu hàng ngày của mỗi người Việt Nam. Nếu cứ trên đà “tăng tiến” mãi, thì sẽ dẫn tới những hậu quả trông thấy như thế nào? Giới tiêu dùng trong nước bức xúc:
“Gạo đó, là món ăn chính cho đời sống mà. Thí dụ thịt cá nó mắc thì mình nhịn được, mình ăn ít bằng rau, bằng mước mắm này kia nọ, bằng muối, bằng mắm thì được. Chớ còn thí dụ gạo mà lên thì làm sao, hổng lẽ bây giờ mỗi lần mình ăn 2 chén cơm mình mới đủ sức làm, mà mình ăn lại 1 chén thì làm sao ăn được? Ở bên ngoài thấy vậy chớ còn dân nghèo càng ngày càng nghèo. Người dân bây giờ tức nước vỡ bờ, bần cùng sanh đạo tặc. Bây giờ có nhiều cái bất công trên đất nước mình. Hồi đó tới giờ sống nhờ ruộng rẫy, bây giờ chỗ nào cũng quy hoạch lấy hết, người dân không công ăn việc làm, càng ngày càng khổ.
Bọn Ðầu Nậu Quốc Doanh
Cơn sốt gạo mấy ngày qua được đạo diễn bởi những nhà đầu cơ nhiều kinh nghiệm và chính họ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Ðiểm đáng chú ý là Tổng công ty Lương thực Miền nam của chính phủ là cơ quan chi phối phần lớn thị trường lúa gạo ở các tỉnh miền Nam (RFA). Ðó là đại tổ hợp quốc doanh, ÐỘC QUYỀN thị trường lúa gạo, phân phối, tiếp thị và xuất cảng. Tổng công ty này trực tiếp trách nhiệm về giá cả leo thang phi mã, đầu cơ để tiếp tục xuất cảng lậu qua ngả Châu Ðốc, tàu buôn “ăn gạo” xuất cảng lậu ngay ở ngoài khơi Rạch Giá.
Năm 1865, là năm Pháp chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh, bắt đầu xuất cảng gạo trao cho Hoa thương độc quyền trung gian. Pháp đưa Hoa thương lúa gạo từ Tân Gia Ba qua, thành lập Bang chiêu Nam đảo. Bang này là các ông chủ lớn độc quyền mua lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là xuất cảng lúa gạo cho đến trước thế chiến thứ 2. Tuy vậy, chính quyền thuộc địa Pháp kiểm soát khá chặt chẽ. Từ đầu thập niên 1990, Hoa thương Tân Gia Ba và Hồng Kông lại nhẩy vào thị trường rất béo bỡ này, cộng tác tay đôi với kinh tài Ðảng. Tổng công ty Lương thực miền Nam do kinh tài Ðảng trực tiếp kinh doanh “vai kề vai” với Hoa thương Tân Gia Ba. Nhà nước mất quyền kiểm soát và thất thu thuế, nhất là thuế xuất khẩu. Vụ gạo lên giá phi mã này, không ai khác hơn là các ông đầu nậu và chủ lớn Việt-Hoa. Bây giờ Chợ Lớn không còn là trung tâm đầu nậu đen, đỏ, Tân Gia Ba mới là trung tâm. Có thể nói thị trường lúa gạo Hậu Giang nằm gọn trong ta Hoa thương Tân Gia Ba đã từ lâu. Tổng công ty Lương thực miền Nam là đại tổ hợp mafia do 2 quyền lực thao túng: Các ông chủ lớn Tân Gia Ba và các ông tư bản Ðỏ trong hệ thống kinh tài của đảng CSVN. Do nó ÐỘC QUYỀN nên nó có toàn quyền tác oai tác quái, còn hơn cả chục lần so với công ty Air Vietnam.
Tại sao lại có sự lên giá phi mã như thế giữa vựa lúa miền Nam đúng vào lúc đang được mùa?
Có phải do gian thương tích trữ không? Một phần nhỏ. Nguyên nhân chính do Tổng Công ty Lương Thực miền Nam và Hoa thương lúa gạo Tân Gia Ba tiếp tục vơ vét thu mua lúa gạo để xuất khẩu lậu. Thủ tướng CS Dũng đã ban hành Nghị định cấm xuất khẩu trong vòng 4 tháng. Giá gạo tăng đến 50% ở một số nước Phi châu, Bắc Phi và Nam Á thường nhập cảng gạo Việt Nam và Thái lan. Nhiều nước bấn loạn vì thiếu lương thực, chủ yếu là gạo. Bà Sheeran, Giám đốc Chương trình Thực phẩm thế giới của LHQ-WFP cho biết, trong vòng 2 tháng qua, một số nước Á châu, giá gạo nhẩy vọt từ 460 US$ lên đến 1000 US$. Hoa thương Tân Gia Ba và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam chớp ngay cơ hội, tung các xì thẩu đi vơ vét gạo, không phải để tích trữ làm giá mà chất lên ghe, tàu, xe vận tải vượt cửa khẩu Sađéc chở qua Sihanookville… Thêm vào đó, gian thương nội địa đầu cơ, tích trữ. Giới tiêu thụ “lưỡng đầu thọ địch”. Ðêm 27 tháng 4 ở Sàigòn là cao điểm, dân chen lấn đạp lên nhau để mua từng kí gạo. Chưa từng có như thế kể từ năm 1976.
Ðêm 30-4 gọi là “ăn mừng giải phóng Miền Nam” lại vượt lên cao điểm đêm 27-4. Cả Sàigòn phát khùng vì gạo tăng giá “điên rồ”! Tổng công ty quốc doanh Lương thực miền Nam và Hoa thương Tân Gia Ba qua “bão tố” này, vét hàng trăm triệu đôla, từ thị trường xuất cảng lậu và thị trường bán lẻ nội địa. Tổng công ty này là một quyền lực từ Trung ương Ðảng không ai có thể chế tài chúng vào thời mà đảng CSVN thiếu lãnh đạo ở trung ương, nằm trong tay các phe đảng và tam đầu chế Triết-Dũng-Trọng. Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh có tục danh Ông Ðần, trung gian giữa các phe phái trong Ðảng. Trong một tuần liên tục điên loạn vì giá gạo, Sàigòn với 8 triệu dân cuống cuồng lo đói. giá gạo từ 10 ngàn tăng lên 14, 16, 18 rồi đến 20 ngàn đồng, mà thương gia giấu gạo đi, không bán nữa. Từ Trung ương Hà Nội đến Thành ủy Sàigòn bó tay, không kiểm soát nổi. Việt Nam sẽ ra sao? Nếu ở một nước khác dân đã nổi loạn, Sàigòn vẫn êm ru. Báo chí Sàigòn đều biết rõ, gạo Việt Nam đang dư. Vụ Ðông Xuân này đã thu được 9 triệu tấn lúa, không thể thiếu. Từ trước tới nay, giá gạo xuất khẩu khoảng 300 US$ một tấn. Giá gạo nội địa bao giờ cũng cao hơn giá xuất cảng, khoảng từ 8 đến 9 ngàn đồng một kí. Ngày đầu tháng 4, giá gạo xuất khẩi tăng lên 1000 US$ một tấn, tức là tăng 700 US$ một tấn. Do vậy Tổng Công ty Lương thực miền Nam và Hoa thương Tân Gia Ba tung tiền ra vơ vét. Nông dân không thiếu ăn. Nạn nhân trực tiếp là công nhân và dân thành thị.
Cùng một lúc Việt Nam gặp bao nhiêu họa hoạn đổ dồn lại. Thị trường chứng khoán hấp hối rồi bệnh dịch tả, lạm phát lên tới 15,2 theo số liệu chính thức nhưng thực tế lạm phát đã lên đến 19,5% vào tháng 4 này. Giá cả tăng đến mức 30%. Hiệp hội Lương thực, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, trên danh nghĩa là tổ chức liên hiệp giữa doanh nhân và nông nhân nhưng thực tế vẫn là các ông doanh nghiệp làm chủ quản. Nông dân làm xong vụ mùa là phải bán hết, các ông doanh nghiệp thu mua và lưu trữ lúa. Chính phủ trao cho Hội Liên Hiệp điều phối mà Hội này với Tổng Công ty Lương thực miền Nam như tay với chân. Tóm lại, lúa gạo vẫn nằm gọn trong tay Tổng công ty độc quyền và Hoa thương Tân Gia Ba qua các xì thẩu thu mua lại là tay chân của Tổng Công ty. Một phần quan trọng trong số ngoại tệ xuất khẩu gạo, dầu hỏa và cà phê để lại ở nước ngoài. Ðó là vốn của Ðảng và lãnh đạo Ðảng.
CƠN SÓNG THẦN TRẦM LẶNG
Tuần báo The Economist gọi cuộc khủng hoảng lương thực một phần thế giới hiện nay là cơn “sóng thần trầm lặng”. Cuộc khủng hoàng đã bùng to vào tháng 3 vừa qua tại một số nước Phi châu và Mỹ châu La Tinh như Peru, Haiti, Cameroun, Ivory Coast, Ai Cập, Nam Dương, Argentia, Burkina Paso… thậm chí trong vòng hơn một tháng giá gạo tăng 80% cùng với phân bón như ở Kenya tăng 135% kể từ tháng 12-2007. Chương trình thực phẩm LHQ-WFP cũng “phát điên lên được”!
Ngân sách WFP dự trù cho năm 2008 là 2.9 tỷ mỹ kim do các nước đóng góp, chủ yếu vẫn là Mỹ dẫn đầu, Canada, Ðức, các nước Bắc Âu nhưng nay phải cần thêm 755 triệu mỹ kim cho chương trình khẩn cấp. Do giá tăng phi mã, tháng 4 vừa qua, WFP phải cần thêm 500 triệu mỹ kim nữa. Nạn nhân thê thảm nhất theo Bà Sheeran vẫn là dân cực kỳ nhà nghèo “ultra poor”. Nội loạn có thể bùng to ở nhiều nước như Bangladesh, Phi Luật Tân, Nam Dương, Ai Cập… Hậu quả là, vẫn theo bà Giám đốc Chương trình Thực phẩm WFP-LHQ: Những ai chỉ kiếm được một ngày 2$ USA thì phải bỏ cả y tế và việc học hành của con cái để dồn vào thực phẩm, cho cái dạ dày tạm no đã! Những ai chỉ kiếm được 1$USA một ngày, phải từ bỏ cả thịt cá và rau để dồn tiền mua gạo, những ai kiếm dưới 50 xu $USA đương nhiên phải đương đầu với cơn đói tuyệt vọng.
Cuộc khủng hoảng thực phẩm này với giá cả gia tăng sẽ đua cả trăm triệu người chìm xâu vào nghèo khó (The Wash. Post, 4-23-2008 “Food costs leave a hundred million deeper in poverty”). Theo bản lượng giá mới nhất của tổ chức Tình báo Kinh tế EIU tức (Economist Intelligence Unit), Ấn Ðộ, Trung Quốc và Việt Nam đang dẫn đầu về phát triển kinh tế năm 2008. Riêng Trung Quốc mức tăng trưởng đã đạt lên 2 con số “double-digit growth” nhưng Trung Quốc khó thoát khỏi cuộc khủng hoảng thực phẩm.
Qua ba thập niên Trung Quốc đã dồn nổ lực vào khu vực công nghiệp hóa, lơ là nông thôn và nông nghiệp. Ðất đai cầy cấy của Trung Quốc càng ngày càng giảm. Với diện tích 9,560.900 km2 nhưng chỉ có 15% có thể canh tác (arable area) ngày nay (2008) chỉ còn hơn một nửa cầy cấy, phải nuôi 1,313.3 triệu dân. Lãnh vực nông nghiệp đã xuống quá thấp: 49% nhân lực lao động toàng quốc là nông dân. Ðồng bằng sông Hồng Hà là một đại thảm họa. Theo tiên liệu của LHQ đây là nơi năm 2025 đến 2030 sẽ xảy ra cuộc CHẾT KHÁT kinh hoàng đe dọa mạng sống cả trăm triệu dân Hoa Bắc. Một Trung Quốc ÐÓI đang là một thách đố nghiêm trọng cho chính quyền CS Bắc Kinh. Theo phúc trình của EIU-2008, tình hình lương thực của Trung Quốc càng ngày càng suy thoái, “sang năm tới (2009) người ta sẽ nhìn thấy áp lực lạm phát tăng mạnh hơn nữa trên thế giới mà các khu vực Á Châu và Trung Ðông sẽ là điểm nhiều nguy cơ nhất” trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Nếu không đề ra được các biện pháp thích ứng, đầu năm 2009, lạm phát ở Việt Nam sẽ lên đến 30%. Trung Quốc khó thoát khỏi. Một Trung Quốc ÐÓI đe dọa trực tiếp đến một Việt Nam suy thoái về kinh tế do lạm paht và giá cả gia tăng nhưng lại dư thừa thực phẩm.
Ngay trong tháng 5 này, dù giá gạo tăng phi mã (ngày 3-5 xuống còn 16,000đ/1kg), Việt Nam còn giữ lại được 3 triệu 500 tấn gạo dự trữ. Dự trù năm nay, sản xuất 36 triệu tấn, ấy là chưa kể ngô, khoai, bắp, đậu xanh, đậu đỏ. Ðấng Tối Cao đã ưu đãi dân tộc Việt Nam, chỉ một đồng bằng sông Cửu Long có thể nuôi cả nước với dân số có thể gia tăng 100 triệu đến 150 triệu. Ấy là diện tích VN chỉ có 331,114km, đất đai cầy cấy trồng trọt chỉ chiếm 21% diện tích toàn quốc, bộ phận nông dân chiến 60% lao động toàn quốc. Lúa gạo vẫn là sức sống chỉ yếu nhất của Việt Nam. Nhưng tiếc thay, qua cơn sốt điên loạn về gạo vừa qua ở giữa vựa lúa miền Nam cho ta thấy một cách rõ rệt: nguồn đại phúc lợi lúa gạo đã nằm gọn trong tay Hoa thương Tân Gia Ba mà Việt Nam qua Tổng công ty Lương thực miền Nam lại trở thành mại bản và tay sai của các xì thầu Tân Gia Ba và Hồng Kông.
Giá gạo và ngũ cốc tăng vọt và khan hiếm trên thế giới thì đồng thời như ta đã thấy, đại phúc lợi củaViệt Nam qua lúa gạo sẽ bị gian thương núp bóng hội Liên hiệp Lương thực và Tổng công ty Lương thực miền Nam bóp nặn đến cạn kiệt. Do vậy, cuộc khủng hoảng lương thực thế giới sẽ chỉ đưa lại tai họa cho Việt Nam, mặc dầu Việt Nam là nguồn thực phẩm dư thừa để xuất khẩu, mà lợi nhuận càng cao thì gian thương tư sản Ðỏ càng giầu to.
Việt Nam không thể chết đói, không sợ chết đói nhưng có một bộ phận lớn công nhân trong công nhiệp là 16% dân số và dịch vụ là 24%, tổng cộng 40% sẽ khốn khổ, sẽ đói vì lương thực khan hiếm (để xuất cảng lấy lời). Ðại bộ phận khác ở miền núi, miền cao nguyên, miền xâu như Tây Nguyên, Nam Ngãi , Bình-Trị-Thiên sẽ vô cùng điêu đứng. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế của LHQ, viết tắc là IRRI ở Manila, Phi Luật Tân trong bản nhận định mới nhất thì giá lúa gạo tăng đều đặn từ năm 1960 đến nay, trừ 3 năm từ 1990 đến 2001 là giảm. Nếu tính theo thời giá đô la vào hôm nay, gạo năm 1974 là 1300$USD một tấn, dần dần tụt xuống 300$USA. Chỉ bắt đầu tăng từ năm 2007 trở lại đây. Sau cuộc CÁCH MẠNG XANH kỳ diệu khởi phát từ Ấn Ðộ năm 1960, tức là ưu tiên cho lãnh vực nông nghiệp và cơ khí hóa, sản lượng nông phẩm tăng, giá hạ. Thập niên 1980 lãnh vực nông nghiệp bị nỏ rơi, thế giới, đặc biệt là Ấn Ðộ và Trung Quốc lao vào lãnh vực công nghiệp. Riêng Việt Nam vẫn còn khả quan nhưng bất hạnh lại lọt vào tay gian thương và bọn mại bản Ðỏ. Phi Châu là nạn nhân của chính Phi Châu, do hậu quả hầu hết tùy thuộc vào thu lượng thực nhập cảng “the most dependent on imported food”, CẦU thì lớn nhất mà CUNG với tài nguyên của chính mình thì lại ít nhất (biggest need, fewest ressources – The Wash. Post, 4-28-2008). Việt Nam thật là đại phúc, CẦU thì ít so với 85 triệu dân. CUNG thì quá dư, riêng vụ Ðông Xuân 2008 này, cầu là 4.5 triệu tấn gạo, cung là 19.5 triệu tấn nhưng CUNG lại nằm gọn trong tay bọn ÐẶC QUYỀN, gian thương.
VAI TRÒ CỦA HOA KỲ
Biến loạn sẽ khó tránh. Vụ khủng hoảng thực phẩm này, thế giới chỉ còn trông cậy vào Hoa Kỳ. theo bản phúc trình của EIU nêu trên, khảo sát viễn tượng kinh tế, chính trị của 200 xứ trên toàn cầu cho biết, “kinh tế Mỹ dự đoán có thể nghiêng sang sự suy thoái đến 40%. Có một nền kinh tế mới vừa bộc phát, đó là KINH TẾ ÐÓI –The New Economics of Hunger. Thưa, sao lại lạ kỳ vậy? Trong khi dân nghèo thế giới là nạn nhân thê thảm của cuộc khủng hoảng thực phẩm, thế giới lại trồi lên một thị trường mới là Hoa Kỳ lại dẫn đầu toàn cầu. Chỉ cần 4 tiểu bang Iowa, Tennesse, Arkansas và Indiana trở lại trồng lúa và trồng lúa mì, thì thay vì trồng bắp để chế biến nguyên liệu cũng đủ cứu nguy cả tỷ con người. Cho đến nay, theo nhiều kinh tế gia Mỹ thì Hoa Kỳ đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Tháng 4 vừa qua mất 20.000 công việc (jobs) ít hơn so với dự liệu (xem: The New York Times “The US is ensnared in a recession”. May 2-2008). Như số trước chúng tôi viết về sự suy thoái của Mỹ nhưng Uncle Sam lại nổi bật trong vai trò số 1 của nền kinh tế ÐÓI đang ập tới. Nước Mỹ này là một kỳ diệu: với diện tích bao la 9,372.610 km2, đất đai trồng trọt chiếm 19%, chỉ có 2% dân số sống về nông nghiệp, 22% công nghệ, 76% dịch vụ nhưng sản xuất nông phẩm lại đứng đầu thế giới. Ký giả Fareed Zakaria, chủ biên Newsweek International, viết bài tham luận dài 23 trang với tựa đề “Tương lai của cường quốc Mỹ” (đã dẫn ở bài trước) được lập lại ở đây với câu hỏi căn bản của Zakaria: “Làm thế nào Mỹ có thề tồn tại vươn cao phần đời còn lại” (How American survive the rise of the rest – Foreign Affairs, vol.87, no.3, 5&6-2008). Ðang suy thoái về chính trị hơn là kinh tế, Uncle chắc hẳn vẫn tiếp tục vươn cao trong nền kinh tế ÐÓI. Rõ rệt là với những cán đồng mênh mông bát ngát với kỹ thuật tân tiến, Uncle Sam chỉ cần cho chuyển hướng canh tác, nhắm vào trồng lúa và lúa mì, cái ÐÓI của cả tỷ con người sẽ do Uncle Sam cứu nguy.
Hà Nhân Văn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment