Sunday, July 6, 2008

Tầu Cộng: Một hình thức xâm lăng hợp Pháp?

Dịch và Nhận Định: Hùng Nguyễn


Ngày 9-01-2007 vừa qua, trong bài tường thuật nhan đề “Nghi Vấn Bùng Lên Khi Tầu chuyên chở dầu hỏa ngược dòng Mekong – Sparks fly as China moves oil up Mekong” đăng trên tờ báo mạng asiatimes.com, ông Marwaan Macan-Markar, một ký giả quốc tế người Sri-Lanca, lại cho ta thấy một vấn đề mới của dòng ... Mekong, và lại bắt nguồn từ “chủ nghĩa” tân tài phiệt Tầu Cộng. Xin mời quý bạn cùng theo dõi bài tường thuật này.

BANGKOK – Nước Tầu đói năng lượng vừa bắt đầu dùng sông Mekong làm đường chuyên chở dầu hỏa, gây ra những lo ngại môi sinh mới về các tai nạn dò dầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của gần 60 triệu dân cư dọc theo hạ lưu con sông và sau cùng có thể biến thành một căng thẳng ngoại giao giữa Tầu và các nước Đông Nam Á.

Chuyến đầu tiên ngày 29-12-2006 vừa qua gồm hai tầu dầu Tầu vượt ngược dòng Mekong cho thấy sự cương quyết của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm một con đường khác nhằm chuyên chở dầu hỏa và khí đốt nhập cảng từ Trung Đông. Theo hãng thông tấn nhà nước Tầu Xinhua, thì hai tầu dầu đến tỉnh Yunnan miền tây nam Tầu chuyên chở tổng số 300 tấn dầu đã lọc, được chuyển đi từ một cảng thuộc tỉnh Chiang-Rai nằm ở phía bắc Thái Lan.

Theo hãng thông tấn Xinhua, chuyến vượt ngược dòng Mekong này đánh dấu “một bước thử nghiệm của chương trình vận tải dầu hỏa của Tầu với các nước Đông Nam Á khác. Các chuyên gia cho biết thủy lộ này sẽ là đường tiếp liệu thay thế cho eo biển Malacca và giúp bảo đảm việc cung cấp dầu hỏa cho tỉnh Yunnan và toàn bộ vùng tây nam Tầu.”

Tưởng nên biết có khoảng 75% tổng số dầu nhập cảng vào Tầu hiện nay phải đi ngay eo bể Malacca, nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonedia. Trên mặt trận chiến lược, Bắc Kinh đã liên tục bày tỏ quan điển cho rằng trong một cuộc đối đầu quan trọng, các tầu chiến Mỹ có thể tiến vào cắt đường tiếp liệu dầu hỏa của Tầu ngang qua eo biển này.

Số phận của sông Mekong, bắt nguồn từ Tầu, trong nhiều năm đã là một điểm căng thẳng giữa Tầu và các nước Đông Nam Á. Tầu dự tính xây hàng chục đập thủy điện dọc theo thượng nguồn con sông đã làm lo ngại và nổ ra các lời chỉ trích về hậu quả của các cộng đồng Đông Nam Á sống dọc theo sông. Bắc Kinh gần đây đã rút lại chương trình này, nhưng đã có hai đập đang hoạt động và nhiều lần đã làm cạn nước trong khu vực bắc Thái Lan.

Sông Mekong đã được đào rộng cho các tầu chở hàng vào năm 2004, khi Tầu bắt đầu cho khai quang một loạt các khúc có thác đá trong lãnh thổ Lào. Từ đó đã có sự gia tăng mậu dịch dọc theo sông trong đó hầu hết là các loại sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, hầu hết đến từ các vùng nam của Tầu đến bắc Thái Lan. Hiện nay đã có những lo ngại về việc thủy lộ này có thể được dùng làm đường buôn người nhằm tản dân Tầu dễ dàng hơn vào Lào, Thái và các mục tiêu khác ngoài vùng.

Các nhóm tranh đấu về môi sinh đã báo động ngay trong năm 2004 khi Bắc Kinh hé lộ các kế hoạch mơ hồ về một con đường buôn bán mới nhằm chuyển vận dầu hỏa. Các nhóm này cũng đã bày tỏ lo ngại trong giữa năm 2006 khi Tầu rụch rịch muốn tăng lượng dầu được phép vượt sông. Thỏa hiệp đầu tiên, được ký trong tháng 3-2006 giữa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Tầu, cho phép lượng vận chuyển hàng tháng là 1,200 tấn dầu đã lọc.

Theo sự thuật lại của hãng Xinhua về lời của Kiều Xin Minh, một viên chức thủy vận Tầu, thì khi hai tầu dầu thực hiện chuyến thử nghiệm hồi tháng 12-2006, Bắc Kinh đã dự tính chuyên chở đến “70,000 tấn dầu lọc mỗi năm từ riêng Thái Lan theo đường sông Mekong.”

Làm Đục Dòng Nước

Việc chở dầu ngược dòng Mekong đã gây chống đối nơi các tổ chức tranh đấu cho môi sinh. Theo lời Premrudee Daoroung, đồng giám-đốc Liên Minh Hướng Về Khu Vực và Phục Hồi Môi Trường Sinh Thái – Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA), có trụ sở tại Bangkok, thì “Toàn bộ thỏa ước đã được thực hiện trong vòng bí mật mà không hề có một tin tức nào được tiết lộ cho đại chúng hay một nỗ lực trưng cầu dân ý nào, đặc biệt cho những người sống dọc theo bờ sông. Điều này cho thấy ai mới thực sự là người kiểm soát sông Mekong.”

Với các kế hoạch xây đập trên thượng nguồn Mekong trên bàn, Bắc Kinh đã xảo quyệt thắng được các chính quyền Đông Nam Á khi thay đổi kế hoạch và còn “cống hiến” việc đào sâu lòng sông một cách nhanh chóng tại Lào và Miến Điện để mở một con đường cho các tầu hàng lớn di chuyển trên sông. Ông Premrudde nói, “Tầu dẫn đầu nỗ lực này và cũng là kẻ đầu tiên tài trợ cho kế hoạch, vì họ là người thủ lợi chính.”

Giới môi sinh e ngại có thể dầu sẽ bị dò từ các tầu hàng Tầu Cộng đang di chuyển trên lộ trình Chiang Rai-Yunnan. Ông Pianporn Deetes, một vận động viên cho Mạng Lưới Sông Ngòi Đông Nam Á, một tổ chức đặt trụ sở tại phía bắc thành phố Chiang Rai phát biểu, “Các tầu chở hàng này đang làm ô nhiễm dòng sông, và gây phiền nhiễu cho dân cư dọc theo sông.”

Được biết, 4,880 km của sông Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tibetan, xuôi theo tỉnh Yunnan, rồi chảy dọc theo biên giới 3 nước Miến, Lào, Thái trước khi sang Cambốt và Việt Nam rồi chảy ra biển Đông. Có khoảng 60 triệu dân vùng Đông Nam Á sinh sống dọc theo hai bờ sông và nhờ sông mà có thực phẩm, đường lưu thông, và nước để sống.

Các cộng đồng sống dọc theo hạ lưu sông đặc biệt phải nhờ sông để có cá, theo lời Ủy Ban Sông Mekong – Mekong River Commission (MRC), một tổ chức liên chính quyền gồm có các nước hạ lưu là Thái, Lào, Việt Nam và Cambốt đặt trụ sở tại Vạn Tượng, thì tổng sản lượng cá vùng hạ lưu Mekong lên đến gần 2% của “tổng sản lượng cá thế giới” và 20% tổng sản lượng cá nước ngọt trên toàn thế giới.”

Theo các bản tường trình được đưa ra, thì điều đáng để ý là quyết định của Tầu nhằm dùng sông Mekong làm đường tiếp liệu thay thế đến từ việc gia tăng tiêu thụ dầu hỏa của Tầu, với tổng số dầu nhập cảng hiện nay lến đến 140 triệu tấn mỗi năm. Hơn thế, đường Mekong là một trong hai đường tiếp liệu thay thế mỏm Malacca mà Tầu vừa bật mí. Hồi tháng 4, Tầu đã ký kết thỏa hiệp với Miến nhằm xây cất một đường ống dẫn dầu nối liền cảng trên biển Sittwe của Miến với tỉnh thành phố Côn-Minh, thủ phủ tỉnh Yunnan.

Một trong những tuyến được đưa ra là đường ống bắt đầu tại cảng thuộc lãnh thổ miến trong vịnh Bengal, dẫn thẳng về phía đông qua tiểu bang Arakan của khu vực núi non Arakan Yoma, qua Marway và Mandalay và rồi qua tiểu bang Shan trước khi tiến vào phía Nam Tầu. Sự tài trợ của Tầu cho kế hoạch năng lượng này đã giải tỏa áp lực đến từ việc phong tỏa kinh tế chế độ quân phiệt Miến do Mỹ chủ trương.

Kế hoạch xây đường ống dẫn cũng đã gây ra lo ngại về các làn sóng nhũng lạm mới có thể phát sinh do nhóm cầm quyền quân phiệt gây ra, để khai đường cho các “công trình xây dựng” tại những nơi vốn do một vài nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống. Theo lời ông Eong Aung, phát ngôn viên Phong Trào Khí Đốt Shwe, một tổ chức tranh đấu cho quyền cùa cộng đồng Arakan tại Miến Điện, thì “Người Tầu không màng đến sự hủy hoại môi sinh gây ra bởi nhu cầu dầu hỏa của họ.”

• Người dịch nhận định:

Như vậy Bắc Kinh đã từ từ “lòi đuôi chồn” qua cái gọi là “chủ nghĩa tân tài phiệt Tầu”, mà riêng cho các nước lân bang, được phát triển đại đề qua hai bước:

- Nuôi dưỡng, cổ võ, kích động các chế độ tay sai Hán Tộc được ngụy trang bằng chiếc áo độc tài kiều nửa phát-xít nửa Mác-xít, hay các loại cực đoan (cực đoan Mác, Khổng, Hồi Giáo, khoác áo dân tộc), hay nói đúng hơn là “đại Hán Mao-ít”. Cụ thể là chế độ quân phiệt Miến và bọn Việt gian Việt Cộng hiện nay.

- Dùng tiền, kết hợp với lộng quyền / bá quyền để mua chuộc chính giới, nhằm đạt được các thỏa hiệp “ngầm” cho việc khai thác tài nguyên có lợi cho Bắc Kinh.

Khi đưa ra hai đường chuyển vận như trong bài nêu ra. Bắc Kinh đã tránh được chi phí cho đường dài vận chuyển qua eo bể Malacca, là nơi dễ bị lâm vào thế đối đầu trực tiếp với Mỹ. Riêng cho kế hoạch vận chuyển trên Cửu Long, những nước hạ nguồn là bị thiệt hại nhiều nhất. Cửu long như vậy tuy không “cạn dòng”, nhưng các nước hạ nguồn coi chừng sẽ lãnh ô nhiễm tàn tệ từ Tầu.

Bắc Kinh dùng cách thức “Lùi một bước, tiến hai, ba bước” – ngưng ngang kế hoạch xây hàng chục đập thượng nguồn để đổi lấy việc dùng sông sao cho có lợi cho Bắc Kinh. Dòng sông này trong tương lai có thể trở thành một trục giao thông thủy chiến lược giúp Bắc Kinh xuất cảng bọn Hán tộc ra các nước khác trong mưu đồ Hán hóa toàn cầu, khởi đi từ Đông Nam Á, Phi Châu, và Nam Mỹ.

Việc dùng tiền mua chuộc các chế độ phi dân chủ qua các “mật ước” phải chăng là một hình thức “xâm lăng hợp pháp” kiểu Bắc Kinh trong thế kỷ 21 này??!!!

No comments: