Sunday, July 20, 2008
CHIÊN” VÀ ”SÓI”. “TRẬN CHIẾN GIỮA THIỆN VÀ ÁC”.
MỤC TỬ TỐT LÀNH!
ĐTC Benetikto XVI đang quàng lên cổ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu của những người yêu chuộng Tự do, Công lý và Hoà bình, mà Ngài đã ban Phép lành Tòa Thánh! Môt niềm vui hãnh diện cho mọi người đang quyết tâm cổ võ nền chính trị Phi Cộng Sản tại Việt Nam
Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Lời ngỏ:
Khi qúi vị nhân được bài này của chúng tôi, thì Đại Hội giới trẻ đã kết thúc. Điểm qua những tin tức hình ảnh mà chúng ta nhận được, thì chúng ta phải hằng cảm tạ ơn Chúa. Vì trong „trận chiến giữa Thiện và Ác“ người thiện tâm đã thắng kẻ gian tà. Thiện đã thắng Ác!
Khi nói „trận chiến giữa Thiện và Ác“ là nói đến sự giệt mần mống sự Ác, tố cáo tội ác, vạch trần tội ác, cảnh cáo tội ác, chứ không giệt người ác. Hãy để quan tòa và cơn nóng giận Thiên Chúa xét xử. Việc xét đoán người khác không nằm trong thẩm quyền của chúng ta, vì chúng ta không tự là thẩm phán không là công tố viện và đồng thời cũng không là chánh án. „Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó, vì có lời chép: Đức Chúa phán: Chính Ta báo oán, chính Ta đáp trả.” (Rm 12, 19-21).
Biểu tượng sự Thiện là cờ vàng đã tung bay khắp nơi trong thành phồ Sydney. Nơi đâu có người Việt Nam thiện tâm, ở đấy có tình thương và sự tha thứ có niềm vui sức sống, có cờ vàng tung bay phất phới.
„Lạy Chúa chúng con về từ khắp phương trời... Đưa hai tay muốn chung xây thế giới mới!“ (Hành Trang Tuổi trẻ). Vâng, mọi người dân con Việt, từ Mỹ đến, từ Âu qua và từ Việt Nam sang, mọi người tay trong tay đều hân hoan vui mừng c ủa giòng giống Rồng Tiên một mẹ trăm con. Đặc biệt, những bạn từ Việt Nam đến, họ sung sướng hít thở không khí tự do trong lành không ngột ngạt. Họ sung sướng can đảm và hãnh diện đứng dưới lá cờ chính nghĩa tại Úc Châu. Điểm gặp mặt của họ hôm nay là Sydney.
Và một ngày nào đó, giới trẻ cũng sẽ có ngày ca vang cầu kinh: „Lạy chúng con về từ khắp phương trời. Cùng chung nhau xây dựng thế giới mới, một Việt Nam mới“. Và điểm hẹn hội tụ của họ trong tương lai sẽ là Huế, Sài Gòn, Hà Nội thân yêu.
Niềm vui đặc biệt trong trong diễn biến WYD vừa qua, đó là người bạn trẻ Phạm Vũ Anh Dũng (23 tuổi) đã dâng lên Đức thánh Cha lá cờ vàng. Một gương sáng như Thánh Georg. Ơn sức mạnh, sự dũng cảm của Chúa Thánh Linh đã tác động lên người thanh niên trẻ tuổi này. Chẳng phải là một cử chỉ nghĩa hiệp (Zivilcourage)? Đúng là omen est nomen! (Người nào tên đó!). Qua những cử chỉ này, Người Công giáo nói riêng và Cộng đồng người Việt Tự Do tại Úc nói chung đã luôn thể hiện tinh thần bất khuất chống sự độc ác CSVN.
Ý nghĩa việc ĐTC đón nhận biểu tượng lá cờ Vàng là gì? Chúng tôi thiển nghĩ:
· ĐTC đã nâng niu trân qúi đón nhận và ban phép lành cờ vàng choàng trên vai. Qua đó, Ngài ban phép lành đến từng mọi người da vàng yêu chuộng Tự Do qua biểu tượng lá cờ vàng. Ngài đã quàng lá cờ đó lên vai. Ngài gián tiếp nói với chúng ta rằng: Hỡi những người Việt Nam Công chính! Cha đã lắng nghe nỗi đau khốn khổ của các con hằng bao năm nay. Cha đã thấu hiểu sự đau khổ của các con. Cha và toàn thể giáo hội hoàn vũ với hơn 1 tỉ 300 triệu tín hữu trên toàn thế dưới, những nước văn minh tân tiến, sẽ đứng về phía chính nghĩa, sẽ đứng cùng chiến tuyến với các con chống lại sự gian ác. Đây có phải là thời điểm của một chuỗi những vinh quang của công cuộc chiến đấu chống lại sự ác sắp tới không?
· Qua việc ĐTC quàng lá cờ lên vai, Ngài cũng muốn nói với chúng ta rằng. Cha sẵn sàng với đôi vai nhỏ bé của Cha, với sức yếu tuổi già, nhưng Cha cũng sẽ cùng nâng đỡ vác thánh giá với chúng con. Cha cùng chung vai gánh đỡ gánh nặng của các con. Cha cùng đồng hành với chúng con đến đỉnh vinh quang chiến thắng sự dữ, vắng bóng kẻ gian tà CSVN trên quê hương các con.
· Cha sẽ sẵn sàng giúp cho những người con đã và đang can đảm biểu dương lý tưởng tranh đấu cho một nền tự do dân chủ thật sự cho Việt Nam. ĐTC Benedikto XVI, „vị Cha già chung“, vác đỡ thánh giá cho chúng ta như xưa ông già Simon vác thánh giá đỡ Đức Giêsu trên đường Golgotha. Tưởng rằng cái chết là hết! Nhưng không, Ngài sống lại vinh hiển và lên trời sáng láng. Ngài đã chiến thắng sự dữ, đó là cái chết!
· Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng gián tiếp nhắn nhủ chúng ta rằng, những chặng đường thánh giá cam go còn lại, các con cũng phải cố gắng tự vác để đến đỉnh vinh quang. Các con không ỷ lại cho người khác được. Muốn đoạt huy chương vàng thì chính các con phải phấn đấu để dành huy chương qúy giá ấy, đó là huy chuơng vàng giải thoát dân tộc VN khỏi sự cai trị độc tài gian ác CSVN. (Điều làm chúng tôi cũng khá ngạc nhiên là trong những đại hội Giới trẻ thế giới đều không có cuộc Đi Đàng Thánh Giá lớn nằm trong chương trình WYD long trọng như năm nay tại Úc).
Vâng! Mọi người Việt yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng bác ái hãy thể hiện lòng ước mơ của mình qua hành động. Chung vai một lòng quyết tâm gánh vác việc nước xây dựng nhà Dân Chủ Việt Nam Phi Cộng Sản.
Mọi thành thần dân tộc và nhất là những người CS, những cán bộ CS cảnh tỉnh cũng luôn được mời gọi xây dựng căn nhà này. Cũng vậy, con chiên và chủ chăn, mọi tu sĩ và giáo dân, mọi cư sĩ phật tử, mọi giới tu hành cũng luôn được mời gọi tha thiết thống bách. Mong họ tham gia đóng góp vào đại cuộc chống sự ác, để kiến tạo một mái nhà Việt Nam, mà tất cả mọi người Việt Nam đều hưởng sự mát mẻ sự thuận hoà thân yêu, do mái nhà Dân Chủ Tự Do sẽ đưa lại!
Tại sao mọi người phải ý thức chung vai sát cánh trong công cuộc này?
Chúng tôi nhớ đến câu chuyện hai vợ chồng nghèo tại Trung Hoa. Câu chuyện như sau:
“Hai vợ chồng trẻ muốn tổ chức một bữa tiệc thật linh đình long trọng để mời mọi người chia xẻ niềm vui hạnh phúc chung với họ. Nhưng họ thì qúa nghèo. Để mọi người cùng hưởng một bữa tiệc thật đình đám, họ nghĩ ra cách: Mời tất cả mọi người bạn bè bà con hàng xóm đến cùng dự tiệc. Trong lời mời, họ nhắn bảo mọi người rằng, hãy mang rượu ngon đến đổ chung vào một chum rượu cùng nhau thưởng thức. Có như vậy, buổi tiệc mới thịnh soạn long trọng.
Có người khi nhận lời mời vui vẻ, người thì viện cớ bận đi làm, người thì phải ra đồng áng trồng cấy, người khác thì bận gặp bạn bè, đi hội, đi chơi, đi câu cá….
Tuy nhiên, cũng có số đông phấn khởi nhận lời mời. Bạn bè hàng xóm rủ nhau tham dư như đi hội. Nhưng, mọi khách mời tham dự hôm đó xấu hổ thất vọng ra về. Vì rượu họ đưa đến ngày hôm đó nhạt như nước lã.“
„Mọi khách mời tham dự hôm đó xấu hổ thất vọng ra về, vì rượu nhạt như nước lã“. Nguyên nhân là vì mọi khách mời đã không thật tâm với nhau. Ai cũng nghĩ rằng ta mang xị rượu pha nước cũng chẳng ai biết. Ta có mang chai xị đế toàn nước lã cũng chẳng ai hay …. Ai cũng nghĩ như thế. Và kết qủa việc làm không thật tâm, không ý thức trên đã đưa đến một kết qủa „nhạt nhẽo như nước lã“.
Ai cũng muốn thưởng thức „chum rượu ngon“, ai cũng muốn đóng góp vào niềm vui chung. Nhưng kẻ thì viện cớ bận rộn không có thời gian, người thì không thật lòng.
Tinh thần chúng ta tham gia hỗ trợ cho công cuộc chống sự ác thế nào? Nhiệt tâm hăng say hay thờ ơ lãnh đạm? Tôi không tham gia “chợ cũng đông”? Hay tôi đóng góp vào việc chung bằng “xị rượu pha nước” hay “bằng chai nước lã” ? Mỗi người chúng ta đều phải ý thức đến hành động của mình. Một vị Tổng Thống danh tiếng Mỹ nói: “Các bạn đừng hỏi, quốc gia đã làm gì cho bạn. Song các bạn phải tự hỏi: Bạn đã làm gì cho quốc gia?” Bạn đã làm gì cho công cuộc xây dựng lại mái nhà Việt Nam đang đổ nát đang xiêu vẹo xụp đổ do CS gây ra? Bạn đã tham gia như thế nào trong “trận chiến giữa Thiện và Ác” ? Hay bạn cứ để Dân Tộc Việt Nam là “chum rượu nhạt như nước lã”, với chùm khế ngọt??
“Chum rượu có ngon”, quốc gia có hưng thịnh, đều lệ thuộc vào sự đóng góp của mỗi chúng ta, không phân biệt tu sĩ giáo dân, không phân biệt tôn giáo đảng phái hội đoàn tổ chức chính trị. Muốn có được “chum rượu ngon”, một Quốc gia hùng mạnh phú cường vắng bóng cơ chế CS, thì đây là cách thể hiện sự nhiệt tâm sự lòng thành của nhau trước vấn nạn Nhân Tai CSVN.
Chúng ta không nên lý luận quẩn! Treo “cờ vàng” hay “cờ đỏ”? Treo hay không treo, đều thể hiện tính cách chính trị. Treo hay không treo đều có tính lợi hại? Lời nói phát biểu đều thể hiện thái độ chính trị. Có đầy trong lòng mới tràn ra ngoài?! Điều quan trọng, chúng ta đứng bên nào, bên Thiện hay bên Ác? Hỗ trợ việc làm tốt lành, hay tôi, trực tiếp gián tiếp, tiếp tay cho sự Ác? Vô tình hay cố ý? Chẳng ai hiểu bạn bằng chính bạn. Chính bạn phải trả lời thật với lương tâm bạn! Bạn “bằng mặt hay bằng lòng” với sự Ác? Cách thức chống lại sự ác như thế nào tùy bạn quyết định.
Chống cộng nói theo kiểu (Giang Thạch Dân?), mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, quan trọng là mèo bắt chuột! Cũng vậy! Người quốc gia hay cộng sản không quan trọng. Quan trọng người đó chống cộng!
Bạn có hổ thẹn thất vọng với chính lương tâm mình không?
Thanh niên giới trẻ Việt Nam đã từ khắp năm châu gặp nhau để cùng nhau, „xây dựng một thế giới mới“. Đây cũng sẽ là lời tâm huyết nguyện cầu của giới trẻ. Rồi họ cũng sẽ một ngày nào đó tay trong tay cùng nhau cất tiếng hát: „lạy chúa, chúng con về tứ bốn phương trời… chung tay nhau xây dựng một Việt Nam mới phi CS“. Vâng, chúng tôi cũng qủa quyết như vậy! Rồi họ sẽ về chung tay với mọi người anh em con dân khốn khổ Việt Nam, vì họ „gà cùng một mẹ“, để xây dựng một nhà Việt Nam giầu sang hùng cường, vắng bóng cơ chế chủ nghĩa CS và con ma Hồ Chí Minh.
Đại Hội Giới Trẻ kéo dài năm ngày. Nhưng chúng tôi tin và khẳng định rằng, dư âm và ơn Chúa Thánh Linh sẽ còn tác động vào đồng bào chúng ta ở trong nước cũng như tại hải ngoại mãi mãi.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng: ĐTC Benediktô XVI đã công khai chính thức ban phép lành cho mọi người thiện tâm Việt Nam, những người yêu chuộng Tự do Dân chủ Công lý và Hòa Bình qua biểu tượng lá cờ vàng.
Xin Chúa thánh Thần hướng dẫn, soi sáng và giúp đỡ chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành đều bởi nhờ ơn Chúa.
Chúng tôi xin bắt đầu với nhan đề: „Chiên và sói“. “Trận Chiến giữa Thiện và Ác“. Mục tử tốt lành“.
1. „Chiên“ và „sói“
Sau bao nhiêu năm „giải phóng“ miền Nam và nghe những lời tuyên truyền cho rằng đất nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dân chủ gấp ngàn lần thời „Mỹ Thiệu“ và kinh tế phát triển lớn mạnh đã đưa Việt Nam thành con rồng Á Châu, một vài người ngoại quốc muốn hiểu tình sự thể như thế nào tại Việt Nam. Họ vào Việt Nam để thông hiểu thấu đáo mọi việc.
Vào tới VN, họ đi đâu cũng được công an chìm „hộ tống“. Họ được dẫn tới một trại sở thú vĩ đại. Sở thú này được gọi là Sở Thú Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ cần phải quán triệt chiêm gưỡng sự thành công của bác và đảng ta. Họ cần nhìn tận mắt sự thành công chủ nghĩa CS như thế nào.
Trong sở thú này được nuôi mọi thú rừng chim chuột, ruồi muỗi… không thiếu một thú gì. Từ to đến bé, từ loài chim bay đến loài bò đất, từ loại hai chân đến loại bốn cẳng trăm giò… không thiếu loại nào. Điều làm cho mọi người khách ngoại quốc đáng chú ý và ngạc nhiên nhất ở sở thú này đó là: Sói ở chung với chiên. Thế mà chúng vẫn sống hòa thuận được không có sự cắn xé ăn thịt nhau.
Anh cán bộ đảng viên CS quản lý vuờn Sở Thú Xã Hội Chủ Nghĩa hâng háo ngạo nghễ ngửng mặt nhìn những người khách ngoại quốc và tự cười đắc chí mãn nguyện sự thành công nuôi thú trước sự ngạc nhiên và khâm phục khách nước ngoài. Một kết qủa thành công vĩ đại của đất nước chúng tôi, dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của bác và đảng.
Anh ta hống hách thưa với khách ngoại quốc rằng: „Qúy vị thấy chưa?! Chúng sống chung với nhau có vấn đề gì đâu? Đã bảo mà. Chủ nghĩa xã hội là Thiên đàng trần gian. Và chúng tôi đã thành công xây dựng Thiên đàng trần gian này cho chúng! Chủ nghĩa xã hội là lý thuyết tuyệt vời. Qúi vị phải nên bắt chước. Nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa là nước tiên phong trên thế giới. Và chúng tôi.……“
Anh cán bộ lớp ba trường làng ca ngợi huyên thiên bất tuyệt đường lối lãnh đạo sáng suốt tài tình của những cán bộ trường hàm thụ….
Những vị khách ngoại quốc gật đầu chắc lưỡi phục tài chủ nghĩa CSVN. Thật đúng là „đỉnh cao trí tuệ loài người“ chẳng ai sánh kịp. Tiếng đồn chẳng sai! Họ cảm thấy hổ thẹn cho xứ sở Văn minh của mình. Mọi quốc gia văn minh trên thế giới đến nay vẫn chưa đạt được kỷ lục tài giỏi như thế được.
Tuy nhiên, một du khách ngoại quốc mạnh dạn tò mò hỏi bí khuyết thành công của Chủ Nghĩa bách thắng này: „Qúi vị làm sao mà sói lang ở chung với chiên hiền lành mà vẫn không xẩy ra chuyện gì vậy?“
Anh cán bộ đưa tay che miệng nói nhỏ thì thầm với những người khách qúi: „Mỗi ngày chúng tôi phải cho những con chó sói ăn thịt chiên. Chúng tôi phải cho chúng ăn thật no xong chúng mới chịu để cho chiên sống chung với nó.“
Câu chuyện này có lẽ do chúng tôi nghĩ ra. Nhưng nó phản ảnh thực tế tình trạng hiện nay ở Việt Nam dưới sự thống trị của chủ nghĩa CS. „Sở Thú Xã Hội Chủ Nghĩa“ là hình ảnh xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay! Hằng ngày, đã có biết bao nhiêu nạn nhân của chủ nghĩa này gây ra do hận thù khủng bố tra tấn giam tù bất công? Hằng giờ hằng phút có bao nhiêu thai nhi phải bị giết đi? Biết bao nhiêu người đói khát mất đất mất ruộng không có đất cắm dùi làm ăn? Với đồng lương chết đói, với vật giá leo thang chóng mặt. Người dân nghèo lấy gì mà sinh sống? Chưa có một chế độ nào trên thế giới tạo ra một tầng lớp mới: tầng lớp dân oan và giáo oan như tại VN. Trong lịch sử Việt Nam chưa có chế độ nào đi bán dân mình làm nô lệ lao động. Chưa có chính quyền nào công khai bán người làm dâu làm mướn cho nước ngoài. Chưa có thể chế nào dâng đất bán biển cho ngoại bang.
Người dân như chiên tế thần. Họ như chiên ngoan không lời cưỡng cự không một hành động phản kháng tự nộp mạng cho guồng máy bất nhân nghiền nát họ. Họ phải sẵn sàng ra đi, vì không ra đi sống chung làm sao với lang sói!? Chúng cũng đâu để họ sống, -theo nghĩa chết đói, trù dập-? Nếu không vậy họ đã chẳng phải bỏ quê hương ra đi.
Cán bộ CSVN như những con „sói quàng khăn đỏ“. Ra hải ngoại xin tiền, thì chúng lạy lục than van rằng giúp đỡ chúng tôi chống đói giảm nghèo. Trong nước thì chúng khua chen múa trống: đất nước giầu sang thịnh vượng.
Bao nhiêu người dân hiền lành vô tội là những „vật tế thần“, là những món mồi ngon cho loài lang sói để chúng ăn no hả hê? (=Bóc lột, tham nhũng, hối lộ, biển thủ, độc tài…) Họ không phải là những con chiên thí mạng cho guồng máy này sao?
Vâng, đúng vậy! Trong Sở Thú Xã Hội Chủ Nghĩa không có vấn đề gì. Vì mọi việc mọi cách đã được quy định lên kế hoạch xong cả: Mỗi ngày phải đủ „của lễ hiến dâng“. Kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết! Kẻ có quyền thế thì sống trên sương máu của đồng bào, đúng nghĩa đen của nó. Sói chịu sống với chiên là vì nó đã có đủ chiên ngoan thí mạng mỗi ngày. Rồi ra, những con chiên cũng đang và sẽ là „của lễ vật hy sinh“. Mỗi ngày đã có qúa đủ chiên „cống hiến“ cho cơ chế quản lý của sở thú này. Ai nhìn vào cũng thấy mọi việc đươc xếp đặt thật chu đáo có trật tự. Đấy là sự tinh vi đàn áp dã man của chế độ CS hiện nay. Sự dữ thể hiện qua hình ảnh con „chó sói quàng khăn đỏ“ (SỰ ÁC). SỰ THIỆN, sự hiền lành của người dân là biểu tượng của những con chiên con cừu ngoan ngoãn.
2. Mục tử tốt lành
Cứu vào mỗi Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh, Giáo hội mừng lễ gọi là Chúa Nhật, lễ Chúa Chiên Lành. Trong ngày này, giáo hội cầu nguyện đặc biệt cho các chủ chăn và ơn kêu gọi. Ai là mục tử tốt lành? Mục tử tốt lành phải làm sao?
“Ta là Mục tử nhân lành, Ta biết chiên của Ta, và chiên của Ta biết Ta!” (Gioan 10, 114) Chiên ta nghe tiếng ta, và ta nghe tiếng chúng.
Nếu chúng ta diễn tả hình ảnh người chăn chiên và mục tử, thì người mục tử phải có tất cả những thái độ cần có và cần thiết của một người chăn chiên:
· dẫn dắt đoàn chiên đến những đồng cỏ xanh tươi bên những giòng suối mát. Biết từng những nhu cầu của chiên. Khát cho uống, đói cho ăn. Bệnh tật cho thuốc chữa.
· Người cầm gậy cầm gộc xua đuổi những con sói muốn xơi thịt chiên. Phải bảo vệ chiên của mình.
· Dẫn đoàn chiên đến những vùng an toàn ít nguy hiểm. Nếu chiên rơi vào cạm bẫy, rơi vào những ke đá hiểm nguy, người chăn chiên tốt lành phải tìm mọi cách để giái thoát chiên mình. Vác chiên lạc lên vai mang về đoàn mang lại cuộc sống cho chúng.
Nói chung:
Người chăn chiên phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn lo cho đoàn chiên đầy đủ hạnh phúc ấm no. Họ phải yêu mến thương xót đoàn chiên mình.
Nhưng, sự khác biệt quan trọng nhất giữa chủ chiên và mục tử ở chỗ:
· Chủ chiên vỗ béo cho chiên mau chóng to lớn mập mạp để sau này kiếm lợi qua lông của chiên. Và cuối cùng làm thịt.
· Ngược lại: Người mục tử phải yêu mạng sống của chiên hơn mạng sống của mình. Có thể chết vì bảo vệ đoàn chiên. Đức Giêsu, đây „Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian“, hình ảnh Linh Mục Maximial Kolbe trong trại tù tập trung Đức Quốc Xã Auschwitz. Đấy là những hình ảnh hy sinh yêu thương bao la cao điểm nhất của người mục tử.
Hành động cả hai giống nhau, nhưng mục đích hoàn toàn khác nhau. Và đối với chúng tôi, Lm Nguyễn Văn Lý thể hiện thật rõ nét hình ảnh của người Mục tử tốt lành hiện nay tại Việt Nam. Ngài dám hy sinh vào tù để nói lên sự gian manh gian ác của cơ chế guồng máy làm lợi trên Chiên: Họ không những muốn lấy lông chiên mà cả da chiên và thịt chiên nữa. Kẻ ác CSVN chỉ là những „tay nuôi chiên“.
Thiên Chúa trao trọng trách đoàn chiên cho mục tử là để họ biết có trách nhiệm gìn giữ đoàn chiên không bị mất mát thua thiệt về phần hồn cũng như phần xác.
Khi Chúa Giêsu “lên núi thức suốt đêm để cầu nguyện” (Luca 6,12) trước khi bị bắt, Ngài đã cầu nguyện thiết tha với Ðức Chúa Cha cho các Tông đồ đang hiện diện, cũng như cho các Chủ chăn qua mọi thời đại, đặc biệt câu “Con không xin Cha cất họ ra khỏi thế gian; nhưng xin gìn giữ họ khỏi mọi sự dữ!” (Gioan, 17,15).
Gìn giữ họ khỏi mọi sự dữ. Đây cũng là lời trăn chối của Đức Giêsu để lại cho các Mục tử. Chúng ta đã thật sự hoàn thành sống đúng trách nhiệm qua lời trăn chối này chưa?
Chúng ta đã thật sự tố cáo vạch trần tội ác của CS gieo trồng chưa? Hay chúng ta nghĩ đến bản thân, sự an phận của chúng ta để gián tiếp làm thinh hay làm tay sai cho sự dữ?
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh cũng là Ngày Thế Giới đặc biệt cầu nguyện cho Ơn Gọi (World Day of Prayer for Vocations), đồng thời cũng là ngày cầu nguyện cho mục tử, sống thật đầy đủ trọn vẹn trong vai trò của một mục tử tốt lành chúa đã chọn.
Trong kinh cầu cho các Linh mục có đoạn chúng tôi rất chú ý:
„Xin Chúa hành động với các linh mục, và dùng các Ngài/ mà hành động trong thế gian.
Lại xin Chúa làm cho các linh mục được hoàn toàn giống Chúa, mà trung thành bắt chước các nhân đức cao trọng của Chúa, để nhân danh Chúa/ và nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, các Đấng ấy nhiệt thành/ làm những việc xưa Chúa đã làm/ mà cứu người ta cho được rỗi.”
3. „Trận chiến giữa Thiện và Ác“ (ĐHY Pell, Diễn văn khai mạc đại hội WYD Sydney 2008)
Khi qúi vị nhận được bài này, là Thánh Lễ Đại Hội Giới trẻ tại Sydney đã kết thúc. Phúc Âm trong Chúa Nhật 16 A hôm nay, Thiên Chúa kể lại dụ ngôn „cây lúa và cỏ lùng“
“Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng đó sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi nhổ (làm cỏ) không? Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi làm cỏ lùng, các anh làm bật luôn gốc rễ. Hãy để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. (Mt 13, 26-30)
Qua bài Phúc Âm hôn nay, Thiên Chúa diễn tả đầy đủ những câu hỏi như: Sự dữ ở đâu ra? Phải hủy diệt sự dữ như thế nào? Bao giờ? Người thiện tâm được diễn tả qua hình ảnh cây lúa. Và kẻ gian ác, cỏ lùng. Hình ảnh cây lúa, đối với người Á Châu rất quen thuộc. Bạn là người canh nông trồng lúa, bạn nghĩ gì về dụ ngôn này?
3.1. „Cứ để cả hai cùng mọc cho tới mùa gặt“. Hiện tượng không bình thường, phản khoa học?
Chẳng người nào trồng lúa lại để cho cỏ mọc đầy ruộng? Không làm cỏ thì ăn rơm ăn rạ à? Vậy trồng lúa mà không làm cỏ thì làm gì cho uổng công tốn tiền mất sức! Vì thế, khi Đức Giêsu đưa ra nguyên tắc này, thì trái ngược với quy luật Thiên nhiên, nguyên tắc làm ruộng. Chúng ta cần tìm hiểu rõ, khi Thiên Chúa muốn dạy bảo chúng ta: „Cứ để cả hai cùng mọc, cho tới mùa gặt“ (Mt 13, 30). Ngài muốn nói những mục đích sau:
· Quyền phán đoán ai là lành, ai là dữ là quyền của ta, quyền của Thiên Chúa.
· Sự tốt lành hay gian ác có thể chỉ là một thói đời. Hôm nay bạn tốt, nhưng ngày mai bạn có thể là một kẻ phản bội bất trung. Trường hợp Giuđa. Hôm nay bạn là người phạm tội, ngày mai bạn có thể là một thánh nhân. Trường hợp thánh cả Phaolô. Tiềm năng con người có khả năng nhìn nhận tội lỗi của mình để biết hối cải ăn năn đền tội hoặc xa lìa Thiên Chúa.
· Để phân biệt đâu là Thiện đâu là Tà, đâu là Gian đâu là Ác, Thiên Chúa cần sự kiên nhẫn, sự nhận xét hiểu biết kỹ càng và sự khôn ngoan của chúng ta. (Ba Ơn Chúa thánh Thần).
· Đối với kẻ gian, chúng ta cần sự kiên nhẫn chờ đợi để họ biết ăn năn sám hối phục Thiện, biết cải Tà qui Chánh. Nếu thời gian và sự chờ đợi dành cho kẻ dữ mà họ vẫn chưa nhận ra đâu là Thiện đâu là Ác, thì „mùa gặt“ sẽ phải đến với họ. Bao giờ đến thì chỉ có Chúa biết. Điều chúng ta có thể qủa quyết được rằng, „mùa gặt“ sẽ phải đến. Kẻ ác phải nhận hình phạt do sự dữ họ đã gây ra. Họ phải chịu sự phán xét phần đời (Tòa án) cũng như phần đạo (Trước Toà Thiên Chúa) dù bạn là kẻ vô thần. „Mùa gặt“ thể hiện sự Công bằng. Kẻ phạm tội bị phạt, kẻ tốt lành được hưởng thưởng ban phúc lộc. Các con hãy cứ kiên trì trong việc tốt!
· „Cứ để cả hai cùng mọc“, không có nghĩa Thiên Chúa chấp thuận hay ủng hộ sự ác, song Thiên Chúa muốn gửi đến chúng ta một Thông điệp: Con cái của Chúa, con cái của sự tốt lành cứ làm điều Thiện, cứ làm sự tốt lành! Hãy làm chứng nhân cho sự tốt lành và trung thành với lời giáo huấn của Cha!
· „Để cả hai cùng mọc“, không phải Thiên Chúa nói chúng ta làm ngơ trước sự dữ, không phải thiên Chúa bảo chúng ta dửng dưng thờ ơ với sự ác, theo chủ thuyết „cuốn theo chiều gió“. Hễ sự ác mạnh ta theo làm tay sai cho kẻ ác?! Song chúng ta phải có thái độ dứt khoát, vạch trần cho kẻ gian ác hiểu đâu là lành đâu là dữ.
· „Trời mới đất mới“ với quy luật mới (Tân Ước), không như kiểu lỗi thời (Cựu Ước) „mắt đền mắt, răng đền răng“. Hoặc kiểu „ăn miếng trả miếng“. Thiên Chúa không cho chúng ta quyền „hành quyết“ này. Thiên Chúa đòi hỏi khả năng chịu đựng của chúng ta rất cao, có như vậy chúng ta mới thể hiện bản chất của người lương thiện biết chịu đựng nhẫn nhục. Vì tâm lý con người: Ai hại chúng ta chúng ta cũng muốn hại lại cho hả giận. (Luật bù trừ). Nhưng khi chúng ta làm điều đó, là chính chúng ta gây ra sự ác, để rồi chúng ta đánh mất cái Thiện trong tôi.
· „Cả hai cùng mọc“ là Chúa muốn kẻ ác còn có đủ thời gian ăn năn sám hối. Chủ thuở ruộng là Thiên Chúa. Theo sách Êzêkien, thì “chẳng lẽ Ta vui thích vì kẻ gian ác phải chết. Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?” (Ez 18, 23),
3.2. Sự dữ ở đâu ra?
Đức Giêsu trả lời rõ câu hỏi này. Sự dữ đến từ „kẻ thù“. Kẻ thù là ai? Kẻ thù là kẻ không yêu thương chấp nhận ta, không chấp thuận chính kiến của ta. „Kẻ thù“ là kẻ bảo thủ chủ quan mù quáng không chịu khó tìm tòi học hỏi. Nguyên nhân gây ra thù oán chỉ vì không chấp thuận chính kiến và sự khác biệt của nhau. Ngay cả người quốc gia cùng chiến tuyến cũng có thể gây ra hận thù. Họ chống nhau nhiều khi còn hơn chống cộng. (Đáng tiếc!)
Cha ông dạy chúng ta đại khái nội dung nguyên nhân gây ra thù oán thế này:
Khi thương nhau, thì qủa ấu cũng tròn. Nhưng không ưa thì, qủa dưa hấu cũng méo. Không thương nhau thì ghét cả họ hàng tông chi. Khi „kẻ thù“ đã không ưa ta, thì chúng ta có tốt thế nào đi nữa chúng cũng cho là xấu.
Trong mỗi con người chúng ta luôn có hai mần: „mần tốt“ và „mần dữ“. Mần tốt đưa ta làm điều thiện. Mần ác đưa ta làm điều dữ. Nếu không biết quân bình đè nén mần dữ, thì mần dữ sẽ tái phát. Và nếu môi trường thuận lợi không ai kiểm soát thì nó còn có cơ hội bộc phát mạnh. Như vậy, sự ác bị ảnh hưỏng tác động bên ngoài vào.
3.3 “Đừng, sợ rằng khi làm cỏ lùng, các anh làm bật luôn gốc rễ!“
Như phần trên chúng tôi đã trình bày. Chúng ta không là quan tòa để kết tội. Chỉ có Chúa mới thấu hiểu tâm cang mọi người. Chỉ có Chúa mới có quyền phán xét. Có lẽ đây là vấn đề sinh hoạt của Cộng đồng người Việt Quốc gia? Khi có ý kiến bất đồng họ như là người khởi tố là chánh án và quan toà. Tặng cho người này người kia cái „nón cối“ mà không cho người ta bào chữa.
Cho dù người đó là tội nhân, trước khi lãnh bảnh án, họ cũng còn được mang ra tòa để nghe biện tội. Cách sinh hoạt chính trị đôi khi giống như toà án CS xét đoán Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Phong, anh Nguyễn Bình Thành… Chưa mang ra toà đã kết tội! Chúng ta có kết án qúa mau lẹ không? CS chủ trương: Giết lầm còn hơn bỏ xót! Còn người Quốc gia? Cũng bắt chước như thế?
Chúng tôi còn nhớ. Khi Sađam Hussein bị khởi tố mang ra toà. Thế mà cả hơn năm sau, Sađam Hussein mới bị kết án. Một kẻ tội phạm rõ như ban ngày, thế mà cũng phải cần thời gian để kết tội và sađam Hussein có quyền nhờ luật sư biện hộ. Đây cũng là lối sinh hoạt văn minh dân chủ.
Một khi chúng ta kết án anh em với những suy nghĩ chủ quan hoặc chúng ta tìm cách báo thù, có khác gì chúng ta đòi „gom cỏ lùng“, nhưng cũng “làm bật luôn rễ lúa“!? Khi chúng ta lên án và báo oán anh em, là chính chúng ta tự biến mình thành kẻ gian ác và làm bật rễ cây lúa thiện hảo nơi mình. Vì, “Người công chính phải có lòng nhân ái.” (Kn 12, 19).
Kết luận
· Một cơ chế hại người dân thì chúng ta phải có trách nhiệm hủy bỏ nó đi, gầy dựng lại một cơ chê tốt lành nhân bản. Và tất cả mọi người, không trừ nam nữ tu sĩ được mời gọi đóng góp xây dựng căn nhà Dân Chủ Việt Nam phi CS, vắng bóng ma Hồ Chí Minh.
· Cơ chế tổ chức chính trị tạo ra sự ác, mà khi sống trong cơ chế đó chúng ta khó nhận ra đâu là Chân đâu là giả. Không chống lại sự ác là chúng ta làm tăy sai và tòng phạm cho sự ác.
· Trong công cuộc chống cộng, chống sự ác, chúng ta phải luôn thật lòng thật tâm với nhau.
· Chúng ta không là quan toà và chánh án xét đoán nhau. Sự trừng phạt hãy để cơn thịnh nộ của Thiên Chúa xét xử. Hãy khuyên răn kẻ có tội biết phục thiện, biết cải tà qui chánh, bằng cách chúng ta phải vạch trần tội ác CS, tố cáo tội ác.
· „Kẻ thù“ là người không chấp thuận khác chính kiến và không chấp thuận quyền sống chung. Nếu chúng cho sống chung thì phải thí mạng.
Cầu chúc dư âm đại hội WYD, Sydney 2008, sẽ đem lại „luồng gió đấu tranh lớn mạnh“ thổi vào Việt Nam cuốn đi sự gian ác của tập đoàn CSVN.
Cầu mong dân tộc thân yêu của chúng ta mong chóng hưởng sự thanh bình ấm no. Và cầu chúc tất các nhà chiến sĩ dân chủ hòa bình hãy luôn dũng cảm hăng say làm việc nghĩa (Zivilcourage)!
Lạy Mẹ La vang, Thánh mẫu giáo hội Việt Nam. Xin Mẹ giải thoát dân tộc Việt Nam chúng con khỏi hung thần CSVN.
(Đức Quốc, Chúa Nhật 20_ Juli_2008. Nhân ngày bế mạc WYD Sydney 2008).
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews/bandocviet/TRANCHIENTHIENVAAC.htm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment