Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) phân ưu về sự viên tịch của vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); và thúc giục huỷ bỏ tất cả các hạn chế hoạt động hợp pháp áp đặt lên tổ chức Phật giáo bị cấm đoán này.
HOA THỊNH ÐỐN — Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) xin thành kính phân ưu cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) về sự viên tịch của Hoà thượng Thích Huyền Quang. Vị Tăng thống của GHPGVNTN đã viên tịch vào ngày Thứ Bảy tại Tu viện Ngưyên Thiều ở tỉnh Bình Ðịnh, là nơi ngài đang bị quản thúc vì sự vận động ôn hòa của ngài kéo dài hàng thập niên cho tự do tôn giáo và các vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam.
“Hòa thượng Thích Huyền Quang là một tiếng nói mạnh mẽ cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở đất nước của ngài. Các chính quyền tiếp nối nhau ở Việt Nam đã cố gắng một cách vô hiệu qủa để bịt miệng ngài, và ngài đã phải chịu đựng nhiều nỗi thống khổ to lớn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do tôn giáo”, theo bà chủ tịch USCIRF Felice D. Gaer cho biết.
GHPGVNTN là tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam, trên thực tế là đã bị cấm hoạt động từ năm 1981 khi nhà nước cộng sản thiết lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đòi hỏi tất cả các tổ chức Phật giáo phải gia nhập vào. Kể từ năm 2003, hầu hết các vị lãnh đạo lão thành của GHPGVNTN đã bị giam giữ dưới các hình thức như “quản thúc tại chùa”, và các nỗ lực mới đây để tổ chức việc sinh hoạt các ban đại diện Phật giáo và gia đình Phật tử các tỉnh đã bị sách nhiễu, đe doạ, và có vài vụ bắt giữ.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã cảnh cáo vị lãnh đạo tạm thời của GHPGVNTN là Hoà thượng Thích Quảng Ðộ và các chư tăng khác không được biến tang lễ của Hòa thượng Thích Huyền Quang trong tuần này thành một “cuộc biểu dương chống nhà nước” và vẫn tiếp tục chiến dịch bôi lọ Hoà thượng Thích Quảng Ðộ. Một phái đoàn của Uỷ ban đã gặp gỡ Hoà thượng Quảng Ðộ và các vị lãnh đạo lão thành khác của GHPGVNTN trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2007.
Bà Gaer nói, “Thật là bất hạnh khi nhà nước Việt Nam lợi dụng sự viên tịch của Hòa thượng Thích Huyền Quang để gia tăng đe doạ các vị lãnh đạo của GHPGVNTN và cương quyết giành quyền kiểm soát việc hành đạo độc lập của Phật giáo ở Việt Nam. Thay vì đưa ra những lời cảnh cáo, nhà nước nên giảm bớt các biện pháp hạn chế vô lý đối với GHPGVNTN ”
Nhà nước cộng sản Việt Nam cho phép vài nhóm tôn giáo được chính thức công nhận được hoạt động, nhưng đặt ra ngoài vòng luật pháp các nhóm khác muốn sinh hoạt và tổ chức độc lập không qua sự chấp thuận của nhà nước. Trong những tổ chức tôn giáo độc lập này là GHPGVNTN, các giáo phái Hòa Hảo và Cao Ðài, và vài giáo hội Tin Lành cũng như của người dân tộc thiểu số. Ðặc biệt là tín đồ của các tổ chức này đã bị sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ và bỏ tù trong nhiều năm qua.
Hoa Kỳ đã chỉ định Việt Nam là một quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vào năm 2004 vì liên tục vi phạm trầm trọng, và vô cùng ác liệt đến tự do tôn giáo, nhưng lại được hấp tấp tháo bỏ sự chỉ định đó vào năm 2006 vì lý do nêu ra là “có tiến bộ”.
Nhưng mặc dù có vài cải thiện, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam nói chung là đang đi xuống, và có vài lo ngại nghiêm trọng có thể đưa đến việc chỉ định Việt Nam trở lại danh sách CPC. Nhiều cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam tiếp tục gặp các khó khăn nghiêm trọng, nhịp độ cải thiện thì không đồng đều, và nhiều người tiếp tục bị bắt bớ và bỏ tù vì các lý do liên quan đến việc họ xử dụng hoặc ủng hộ cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Năm nay, Ủy Ban lại đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt.
Sự sách nhiễu giam giữ các vị lãnh đạo và chư tăng thuộc GHPGVNTN, và việc cấm đoán GHPGVNTN đã trực tiếp thánh thức đến các luận điệu cho rằng tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể. Phật giáo là một tôn giáo lớn vào bậc nhất trong dân số 86 triệu người ở Việt Nam và việc tiếp tục đàn áp GHPGVNTN là một trong những lý do chủ yếu mà Uỷ ban tin chắc rằng chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi tháo gỡ sự chỉ định Việt Nam khỏi danh sách CPC vào năm 2006.
“Sự viên tịch của Hòa thượng Thích Huyền Quang tạo ra một cơ hội hiếm có cho nhà nước Việt Nam để vinh danh một chiến sĩ tranh đấu cho tự do được tôn trọng khắp nơi, bằng cách cho phép GHPGVNTN được tự do chọn lựa vị lãnh đạo của riêng họ, được tiến hành các công việc từ thiện và sinh hoạt gia đình Phật tử mà không bị quấy rầy, và các ban đại diện Phật giáo các tỉnh được hoạt động mà không bị sách nhiễu. Chúng tôi thúc giục chính phủ Hoa Kỳ hãy nêu lên các vấn đề này với nhà nước Việt Nam ở cấp cao nhất và kêu gọi Ðại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nên thân hành tham dự tang lễ vào Thứ Sáu này. Thêm nữa, chúng tôi cũng thúc giục chính phủ Hoa Kỳ nên đặt việc hoạt động hợp pháp của GHPGVNTN là một ưu tiên trong việc đối thoại ngoại giao Mỹ - Việt được tiếp tục mới đây về nhân quyền”.
Khánh Ðăng lược dịch.
http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=2220&Itemid=1
------------------------------------------------------------------
July 8, 2008: VIETNAM: USCIRF Extends Condolences on the Death of UBCV leader; Urges Removal of All Legal Restrictions on Banned Buddhist Organization
FOR IMMEDIATE RELEASE
July 8, 2008
Contact: Judith Ingram
Communications Director
202/523-3240, ext. 127
communications@uscirf.gov This e-mail address is being protected from spam bots, you need JavaScript enabled to view it
WASHINGTON—The United States Commission on International Religious Freedom extends its sincere condolences to the Unified Buddhist Church of Vietnam on the death of the Most Venerable Thich Huyen Quang. The UBCV’s Supreme Patriarch died Saturday at his Nguyen Thieu monastery in the province of Binh Dinh, where he was being held under administrative detention orders because of his decades-long and peaceful campaign for the freedom of religion and related human rights in Vietnam.
“Thich Huyen Quang was a strong voice for religious freedom and human rights in his country. Successive governments in Vietnam tried in vain to silence him, and he suffered greatly for peacefully championing religious freedom,” said Commission Chair Felice D. Gaer.
The UBCV, Vietnam’s largest Buddhist organization, was de facto banned in 1981 when the communist government formed the Vietnamese Buddhist Sangha and required all Buddhists groups to join it. Since 2003, most of the UBCV’s senior leaders have been held under some sort of “pagoda arrest” and recent efforts to organize provincial committees and charitable and youth organizations have been met with harassment, threats, and some detentions.
Vietnamese authorities are warning UBCV presumptive leader Thich Quang Do and other UBCV monks against turning the funeral for Thich Huyen Quang this week into an “anti-government rally” and have continued their campaign to discredit Thich Quang Do. A Commission delegation met with Thich Quang Do and other senior UBCV leaders during its October 2007 visit to Vietnam.
“Unfortunately, the government of Vietnam is using the occasion of Thich Huyen Quang’s death to further threaten UBCV leaders and assert control over independent Buddhist religious practice in Vietnam,” Gaer said. “Instead of issuing warnings, the government should ease its unjustified restrictions on the UBCV.”
Vietnam’s communist government allows some officially approved religious groups to worship, but outlaws others that seek to operate and organize independent of government approval. Among the latter are the UBCV, some Hoa Hao and Cao Dai sects, and some ethnic minority and evangelical Protestants. Members of these groups, in particular, have been harassed, detained, arrested, and jailed over the past several years.
The United States designated Vietnam as a country of particular concern (CPC) in 2004 for severe, ongoing, and egregious violations of religious freedom but prematurely lifted that designation in 2006 citing “progress.” Yet in spite of some improvements, Vietnam’s human rights situation overall has deteriorated, and some of the serious concerns that led to the CPC designation remain. Many of Vietnam’s religious communities continue to face serious problems, the pace of reforms is uneven, and people continue to be detained and imprisoned for reasons related to their exercise or advocacy of freedom of religion or belief. The Commission again called this year for Vietnam to be re-designated a CPC.
The harassment and detentions of UBCV leaders and monks, and the banning of the UBCV, directly challenge the claim that religious freedom conditions in Vietnam have substantially improved. Buddhism is the primary religion among Vietnam's 86 million people and the continued suppression of the UBCV remains one of the primary reasons that the Commission believes the U.S. Administration erred in removing the CPC designation in 2006.
“The death of Thich Huyen Quang offers the Vietnamese government a rare opportunity to honor a widely respected champion of freedom, by allowing the UBCV to freely select its own leadership, carry out charitable and youth activities without interference, and have its provincial committees operate without harassment,” Gaer said. “We urge the U.S. government to raise these issues with the Vietnamese government at the highest levels and call for the U.S. ambassador to Vietnam personally to attend the funeral Friday. Moreover, we also urge the U.S. government to make the legal operation of the UBCV a priority of the recently resumed U.S.-Vietnam human rights diplomacy.”
http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=2220&Itemid=1
http://www.doi-thoai.com/baimoi0708_147.html
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment